Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nam tước Muynkhaoden

Nguyên tác tiếng Anh: The Surprising Adventures of Baron Munchausen

Tác giả: Rudolph Erich Easpe

Năm xuất bản: 2011

Lời nói đầu

Trong ấn phẩm “Cuyện lạ du ký của vua nói khoác” của Nhà Xuất Bản Văn Hóa Dân Tộc, dịch từ bản tiếng Trung của Nhà Xuất Bản Nội Mông, nhân vật chính đã được nhắc đến qua ba tên gọi khác nhau: Minzihausen, Mizihausen, Minjihausen. Không một kết quả nào tìm thấy khi thử tìm kiếm các tên gọi này trên Google. Tìm kiếm theo tên tác giả, A. Laspa, thì lại càng vô vọng.

() Rudlph Erich Raspe

Cuối cùng tôi phải áp dụng một phương pháp thô thiển nhưng khá hiệu quả: bắt đầu quá trình tìm kiếm bằng tên phiên âm tiếng Việt mà tôi còn nhớ được: nam tước Muynkhaoden. Từ đó ta sẽ truy ra tên tiếng Nga của nhân vật (MIOHXAY3EH). Và cuối cùng là nguyên tác, The Surprising Adventures of Baron Munchausen, tác giả Rudolph Erich Raspe.

Và đó chì là bất ngờ đầu tiên trong quá trình “điều tra” về tác phẩm. Trong khi các táv phẩm Việt hóa chỉ xem nhân vật nam tước Munchausen như một dạng vua nói khoác, một Bá Ba Phi của Đức thì ta5i phương Tây, nhân vật Munchausen được xem ngang hàng với Robinson Crusoe và Gulliver, những nhân vật của phiêu lưu và trí tưởng tượng, của sự khao khát hiểu biết, văn hóa và chinh phục.

Những ai yêu thích những giá trị trên trong các tác phẩm văn học phương Tây nổi tiếng cận đại và hiện đại sẽ dễ dàng bắt gặp lại những nét quen thuộc trong những cuộc phiêu lưu của Nam tước Munchausen. Mạch văn phong cầu kỳ quý tộc nhưng trang nhã và hài hước gợi nhớ đến những tác phẩm của Alexandre Dumas. Việc nam tước rơi xuống một khe núi ở Hy Lạp để gặp gỡ hai vợ chồng thần linh cổ đại Vulcan (Hephaetus) và Venus (Aphrodite) đã sống khép kín tại đấy hàng ngàn năm giống đến kỳ lạ việc các nhân vật trong truyện Nicholas Flamel chui xuống khu hầm mộ Paris để gặp vị thần chiến tranh Mars đang ngủ sâu. Các chuyến phiêu lưu trên khinh khí cầu và đến Mặt Trăng của Munchausen phải chăng chính là nguồn cảm hứng cho các cuộc phiêu lưu tương tự được Jules Vernes sau này kể lại. Thế giới quan (đầy lệch lạc) của những người da trắng dành cho người da đen ở châu Phi và người da đỏ ở châu Mỹ vô cùng tương đồng với những chuyến phiêu lưu của Tintin. Và những cuộc gặp gỡ của nam tước với Sphinx ở Ai Cập hay Don Quixote ở Tây Ban Nha là những nét văn hóa thú vị mà sau này thường gặp trong những chuyến phiêu lưu của các nhân vật truyện tranh nổi tiếng của phương Tây.

Những chuyến phiêu lưu của Munchausen, dù vô cùng kỳ lạ, vẫn chưa ly kỳ bằng câu chuyện đời thực của tác giả, một nhà văn, một nhà khảo cổ nổi tiếng, một tên tội phạm bị truy nã phải lưu vong. Hình tượng Munchausen, theo như một số nhà nghiên cứu, là một hình ảnh để tác giả phản chiếu chính mình, “một nam tước mà số phận và tài năng vượt hẳn lên nhận thức của những người đương thời.”

Nội dung truyện

Viết một bình luận

error: Content is protected !!