Biểu cảm – Biểu hiện

Những dấu hiệu (cử chỉ, hành động bên ngoài hay trong nội tâm) thể hiện một tình cảm hay một sự xúc động nào đó. Biểu hiện và biểu cảm thường mang ý nghĩa giống nhau.

Ví dụ: nụ cười biểu hiện một niềm vui.

Sự biểu cảm còn thể hiện qua lời nói, câu chữ, ngữ điệu, cách ăn mặc, hành động.

Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, chủ nghĩa Biểu hiện, trường phái Biểu hiện, phong cách Biểu hiện là những thuật ngữ được dùng để chỉ những ý tưởng nghệ thuật sử dụng hình thể, đường nét thái quá hoặc màu sắc lạ thường, nhằm bộc lộ ngay được cảm xúc của họa sĩ đối với đối tượng.

Chủ nghĩa Biểu hiện (Tiếng Anh: Expressionism)

Xu hướng nghệ thuật và văn học diễn ra mạnh nhất ở Đức và một số nước châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa Biểu hiện có nguồn gốc khoảng năm 1880, nhưng nó chưa được đúc kết thành cương lĩnh. Vì vậy, ngay từ đầu, người ta chưa dùng những thuật ngữ như: chủ nghĩa Biểu hiện, trường phái Biểu hiện, phong cách Biểu hiện trong các phòng tranh hoặc làm tiêu đề cho các tác phẩm.

Sau năm 1911, các nhà phê bình nghệ thuật bắt đầu dùng các thuật ngữ đó để phên phán hoặc mô tả các phòng triển lãm tranh ở Đức – nơi có cao trào của chủ nghĩa Biểu hiện. Họa sĩ tiêu biểu nhất của chủ nghĩa Biểu hiện là Van Gogh – người Hà Lan – ông đã cường điệu hóa thiên nhiên nhằm biểu lộ sự say mê đặc biệt của con người đối với nó.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!