Biếm họa
Lối vẽ có nội dung, đường nét, hình khối, đặc điểm nhân vật được bóp méo hoặc bị làm biến dạng và mang tính kì cục, khôi hài, nhằm đả kích, gây cười, châm biếm người hoặc sự việc nào đó.
Tranh biếm họa
Tranh vẽ theo lối biếm họa luôn gắn liền với các hoạt động thực tiễn chính trị, xã hội, thời sự. Có loại tranh châm biếm khôi hài, có loại đả kích thói hư tật xấu trong cuộc sống, một hủ tục văn hóa cũ hay một đường lối chính trị, …
Người họa sĩ vẽ biếm họa phải thông thạo tin tức và tình hình thời sự, phải có lập trường rõ ràng. Nguyên tắc vẽ biếm họa là cường điệu những nét đặc trưng của từng bộ phận, từng nét mặt, từng người và cảnh vật tùy theo dụng ý và quan điểm nhìn sự vật của họa sĩ. Người vẽ biếm họa thường có nhận xét sắc sảo và nhạy bén về thực tế, nhanh chóng nắm bắt được đặc điểm tính cách của người và việc, biết chọn lọc những nét điển hình của con người, sự việc để diễn đạt và tô đậm đặc trưng đó trên tranh. Cũng có một số họa sĩ vẽ biếm họa thường dùng các con vật để ví với nhân vật của mình.
Một số tài liệu của người Anh cho rằng Annibale Carracci (1560-1609) – họa sĩ xứ Bồ Đào Nha – là người sáng tạo ra lối vẽ biếm họa. Vào thế kỷ XVII – XVIII, lối vẽ biếm họa phát triển mạnh ở Anh. Những năm chính trị căng thẳng ở Pháp (khoảng thế kỷ XIX) đã tạo ra nghệ sĩ biếm họa vĩ đại Honoré Daumier (1808 – 1879).