Hình ảnh Rạch Giá xưa

Tổng thể

Tỉnh Rạch Giá ở vùng cực Tây Nam Bộ, kéo dài theo vịnh Thái Lan; ranh giới có:

– Nam giáp Bạc Liêu

– Đông giáp Sóc Trăng, Cần Thơ và Long Xuyên

– Bắc giáp Hà Tiên

Tỉnh Rạch Giá có đất rộng, dân ít. Dân số khoảng 235.000 người; phần đông là người Việt; người dân tộc Khơ Me, người Hoa sống quây quần cùng nhau.

Chợ Rạch Giá (tỉnh lỵ) ở làng Vĩnh Thanh Vân có khoảng 10.000 người.

Tỉnh Rạch Giá có 4 quận: Long Mỹ, Rồng Giềng, Gò Quao và Châu Thành, chia ra 10 tổng.

Rạch Giá là vùng giàu có trong tương lai, đang bắt đầu khai thác.

Từ 15 năm qua, việc phá rừng để khẩn hoang được xúc tiến. Xưa kia, vùng rừng này nhiều voi. Vùng này có đất bằng phẳng, có vài giồng phía Tây Bắc cao đến 200 mét so với mặt biển. Nhiều kinh rạch nối hai con sông Cái Lớn và Cái Bé qua sông Hậu Giang (Bassac).

Trước năm 1920, tỉnh nầy như cô lập, nhờ con đường lộ ô tô nên từ Sài Gòn đến Rạch Giá chỉ tốn 7 giờ thay vì 24 giờ như trước. Con lộ này đòi hỏi 5 năm xây dựng, đặc biệt có chiếc cầu sắt dài 300 mét, cầu quay bắc ngang sông Cái Lớn.

Thị xã Rạch Giá

Được chỉnh trang nhanh chóng, nhờ chủ tỉnh Chassaing, các cơ quan xây kiểu phương Tây, bờ rạch kè vững chắc, cẩn đá.

Nhà thờ Thiên Chúa khánh thành năm 1922.

Bệnh viện, trường học đang chỉnh trang nhưng chưa đáp ứng nhu cầu trong tương lai gần.

Hải cảng Rạch Giá khá rộng, không sóng gió nhưng nhiều bùn. Các tàu buôn chạy buồm từ Hương Cảng đi Singapore thường ghé qua mua gạo, cá khô, tôm khô.

Kinh tế

Những năm gần đây, việc khẩn hoang phát triển, lúa gạo càng dồi dào.

Việc mua bán với Singapore được thự hiện trực tiếp, theo đường biển.

Làng xã của người Việt thành hình xinh đẹp. Quận Long Mỹ là nơi giao lưu, khá tấp nập, chợ quận rộng rãi, đang phát triển.


Phỏng theo tác giả Sơn Nam biên khảo

Viết một bình luận

error: Content is protected !!