Hình ảnh Sa Đéc xưa

Tổng thể

Tỉnh Sa Đéc cách Sài Gòn 132 km, tương truyền theo tên gọi xưa là Phsa – Dek, nghĩa là chợ bán sắt.

Ranh giới tỉnh gồm:

– Bắc giáp Tân An, cách Sa Đéc 84 km

– Đông giáp Mỹ Tho, cách 60 km

– Nam giáp Cần Thơ, cách 60 km

– Tây giáp Long Xuyên, cách 25 km

Diện tích khoảng 1.320 km vuông. Diện tích trồng trọt 80.000 km vuông (đất hoang là Đồng Tháp Mười).

Dân số: 205.515 người thống kê cuối năm 1924; gồm 199.204 người Việt, 2.695 người Hoa, 3.481 người Minh Hương, 115 người Việt từ Bắc và Trung mới vào và 20 người Pháp.

Kinh tế

Nổi danh với vườn dừa, cau, cây ăn trái nhưng huê lợi chính vẫn là lúa. Vùng đầm lầy Đồng Tháp Mười và ở Sông Tiền (cá linh) được dùng làm nước mắm.

Công nghệ gồm nhà máy xay xát, nhà máy cưa. Chợ phố phát đạt ở tỉnh lỵ Sa Đéc và các chợ như Phú Hữu, Phú Nhuận, Mỹ Long, Mỹ Xương, Mỹ Trà, Hội An, Lai Vung, Long HƯng, Mỹ An Hưng, Hòa An.

Thị trấn Sa Đéc ở bên hữu ngạn sông Cửu Long, đối diện với rạch Cao Lãnh, giữa vườn dừa và vườn cau xanh mướt. Tỉnh có lộ dành cho ô tô, bảo quản tốt nhờ chủ tỉnh Pháp là Sylvestre đã cho chỉnh trang hệ thốn cống rãnh cho tỉnh lỵ. Ông này cho lắp các hào quanh tỉnh lỵ, bắc cầu sắt dài qua rạch Sa Đéc, khuyến khích việc xây cất nhà ngói thay thế cho nhà lợp lá. Khu vực cư trú của công chức Pháp nối liền với khu chợ.

Đây là thị trấn đạp nhất của vùng đồng bằng Nam Bộ, khu hành chánh và dành cho công chức Pháp bố trí riêng biệt ở tiểu đảo gọi Passe-Nord (có con rạch làm ranh giới).

Đường sá tại thị trấn rợp bóng mát nhờ những hàng cây xanh.

Khu gia cư của công chức Pháp khá sang trọng.

Người Việt có sân bóng đá, quàn vợt.

Về tiểu công nghệ, ông Lý Ngọc Vinh ở Sa Đéc nổi danh về kim hoàn, chạm trổ khéo léo các loại nữ trang, được Huy chương vàng Hội chợ Triển lãm Đông Dương ở Hà Nội.

Di tích

Tỉnh Sa Đéc có Đình Nha Mân khá to, xinh đẹp.

Ở Cái Tàu Thượng có lăng quận công Nguyễn Văn Nhân, từng giúp Nguyễn Ánh lên ngôi.

Chợ Sa Đéc là thắng cảnh đẹp, được người Pháp khen là khu vườn cây ăn trái đứng đầu miệt Vườn của Nam Bộ.

Phỏng theo tác giả Sơn Nam biên khảo

Viết một bình luận

error: Content is protected !!