Đáo Áo Môn thiên Trần Duệ Viễn đạt dư lai ý dữ Lưu Chiếu, Trương Nẫm Khê tri chi (1)

Nguyên tác chữ Nho (*)

Phiên âm

Bằng trình thiên cộng viễn,

Phi quyện thả đầu lâm.

Lôi vũ thiên ban trạng,

Càn khôn nhất phiến tâm.

Hữu sinh phi bản sắc,

Bất hưởng thị chân âm.

Vị thuyết dư thân sự,

Bi sầu cảm phẫn thâm.

Dịch nghĩa: Đến Áo Môn nhờ Trần Duệ Viễn nói cái ý tôi đến cho Lưu Chiếu, Trương Nẫm Khê biết

Chặng đường bay của chim bằng dài cùng với trời,

Bay mỏi liền ghé vào rừng đậu.

Sấm mưa có nghìn hình trạng,

Giữa trời đất một tấm lòng.

Tấm thân đang sống chưa phải đã là bản sắc của mình,

Không vang to lên mới là tiếng chân thực.

Nói đến tâm sự của tôi,

Bi sầu cảm phẫn sâu xa.

Chú thích

(1): Khi sang Áo Môn, Ngô Nhơn Tĩnh có gặp gỡ giao du với mấy người bạn Trung Quốc như: Trần Duệ Viễn, Lưu Chiếu, Trương Nẫm Khê, … và xướng họa thơ với nhóm Hương Sơn thi xã.

Hoài Anh dịch thơ

Đường trời vút cánh chim bằng,

Bay mỏi mệt, ghé vào rừng đậu an.

Sấm mưa hình trạng vô vàn,

Một tấm lòng giữa trần hoàn mông mênh.

Thân chưa phải bản sắc mình,

Không vang, ấy tiếng chân tình của ta.

Ví đem tâm sự nói ra,

Bi sầu cảm phẫn sâu xa dạ này.


(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!