Hình ảnh Châu Đốc xưa

Tổng thể

Tỉnh Châu Đốc ở Phía Tây Bắc của vùng đồng bằng Nam Bộ; có ranh giới:

– Bắc giáp nước Campuchia

– Nam giáp tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá

– Đông giáp Long Xuyên và Tân An

Giao thông vận tải

Tỉnh Châu Đốc có khu vực đồi núi, gọi là khu Bảy Núi (Thất Sơn) chiếm khoảng 276.000 héc ta; cao nhất là núi Cấm (cao 880 m) cách thị xã Châu Đốc 40 km. Gần thị xã có núi Sam (cao 232 m), trên đỉnh có nhà nghỉ mát xây từ năm 1890.

Sông Tiền và Sông Hậu cắt tỉnh Châu Đốc qua chiều rộng. Có hai kênh đào là Vĩnh Tế và Vĩnh An. Kênh Vĩnh Tế nối Sông Hậu ra vịnh Xiêm La. Kênh Vĩnh An nối Sông Hậu qua Sông Tiền.

Khí hậu vùng này trong lành, nhiệt đột thay đổi từ 18 đến 36 độ C.

Đường bộ Châu Đốc đi Long Xuyên (đang xây dựng) và Châu Đốc đi Hà Tiên.

Châu Đốc cánh Phnom Penh 177 km, cách Hà Tiên 127 km, cách Sài Gòn 270 km.

[ngg_images source=”galleries” container_ids=”20″ display_type=”photocrati-nextgen_basic_slideshow” gallery_width=”600″ gallery_height=”400″ cycle_effect=”fade” cycle_interval=”10″ show_thumbnail_link=”1″ thumbnail_link_text=”[Show thumbnails]” order_by=”imagedate” order_direction=”DESC” returns=”included” maximum_entity_count=”500″]

Hành chánh – Kinh tế

Tỉnh Châu Đốc chia ra 4 quận: Châu Phú, Tân Châu, Tịnh Biên và Tri Tôn.

Nông sản chính là lúa gạo, đặc biệt có lúa nổi. Lúa nổi có thể giao thẳng (sạ) không cần nhổ lên cấy lại.

Bắp là nguồn lợi lớn, nhiều nhất ở Châu Phú và Tân Châu.

Tỉnh Châu Đốc có 2 nhà máy xay lúa, một nhà mấy điện. Tại Tân Châu có 180 trại nuôi tằm, 43 xưởng ươm tơ và 41 xưởng dệt lụa.

Đá granit được khai thác tại núi Sam. Thủy sản gồm cá sông, cá đồng (phía Đồng Tháp Mười).

Tỉnh Châu Đốc là nơi tiếp nhận và phân phối một lượng hàng hóa đáng kể từ nước Campuchia.

Phỏng theo tác giả Sơn Nam biên khảo

Viết một bình luận

error: Content is protected !!