Hình ảnh Cần Thơ xưa

Tổng thể

Tỉnh Cần Thơ nằm ở phía tây của đồng bằng Nam Nộ; trải dài hai bên bờ sông Hậu Giang (Bassac), bờ bên phải dài  45 km, bờ bên trái dài 50 km.

– Bắc giáp tỉnh Long Xuyên và Sa Đéc

– Đông giáp tĩnh Vĩnh Long và Tà Vinh

– Nam giáp tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng

– Tây giáp tỉnh Rạch giá và Long Xuyên

Nơi đây nguyên là vùng đầm lầy rất thấp và rộng lớn. Đã xẻ nhiều kinh do người Pháp làm để giúp cho việc giao thông vận tải thuận lợi; đồng thời giúp tưới tiêu.

Phía Tây Nam của tỉnh, vùng Cầu Kè có vài vùng đất cát cao nhô lên với cây to um tùm. Đây là những giồng cổ xưa do đất sét và cát cấu tạo.

Hành Chánh

Tỉnh chia ra 5 quận: Châu Thành, Trà Ôn, Phụng Hiệp, Cầu Kè và Ô Môn. Tất cả gồm 10 tổng: An Trường, Bình Lễ, Định An, Định Bảo, Định Hòa, Định Phước, Định Thời, Thạnh Trị, Thời Bảo, Thuận Giáo; chia ra 94 làng xã.

Dân số phỏng dịnh 400,000 người; gồm 300.000 người Việt, còn lại 100.000 là người Hoa, người Khơ – Me và số ít người Ấn Độ (ở chợ phố).

Kinh tế

Về trồng trọt: lúa là giống cây chính, nguồn lợi lớn nhất của tỉnh. Việc thương mại phồn thịnh, hàng hóa từ Sài Gòn, Chợ Lớn đưa về (hàng tiêu dùng). Các hiệu kinh doanh lớn là của người Hoa và Ấn Độ; vài người Việt đã mở những hiệu buôn khá to.

Về công nghiệp: Không có khoáng sản, hầm mỏ. Tại các chợ rất sung túc; lò rèn, xưởng sửa chữa ô tô. Vài lò gạch ngói, vài trại cưa hoạt động.

Nhà nước đã thử xây dựng một cơ sở làm thí điểm khuyến khích trồng dâu nuôi tằm.

Ông Phan Quang Phương, công chức, đã dựng tại Ô Môn một nhà mấy xay xát, với công suất lớn, sử dụng 60 tấn lúa mỗi ngày.

Giao thông vận tải

Tỉnh Cần Thơ không có đường sắt, trục lộ lớn nhất là đường bộ Cần Thơ – Vĩnh Long đến Sài Gòn. Có đường ô tô từ Cần Thơ đi Châu Đốc qua Long Xuyên. Đường Cần Thơ đi Trà Vinh qua Trà Ôn và Cầu Kè cũng được xây dựng.

Đường ô tô đi Sài Gòn qua 2 bắc (phà): Cần Thơ qua Sông Hậu 5,5 km và qua Sông Tiền tại Vĩnh Long 800m.

Công ty ô tô của người Việt phát triển, tahy thế cho tàu đưa khách. Công ty đường sông của tư nhân dùng tàu thủy từ Sài Gòn đến Cần Thơ hai lần mỗi tuần (thứ ba và chủ nhật) nhằm chuyên chở những hàng hóa cồng kềnh từ Sài Gòn gởi đến và bưu phẩm nặng từ Pháp gởi sang.

Phỏng theo tác giả Sơn Nam biên khảo.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!