Hen phế quản trẻ em

Hen phế quản là bệnh phản ứng biến thái, hay phát tác thường gặp ở trẻ em 4-5 tuổi vào mùa đông và mùa xuân. Thể chất quá yếu là nhân tố phát bệnh bên trong. Các loại kháng nguyên là nhân tố phát bệnh bên ngoài. Về thức ăn có sữa bò, cá, cua, tôm. Các loại hít vào có: phấn hoa, bụi khói, lông động vật, vẩy da, … Các loại do tiếp xúc có: sơn ta, khí dầu, … Do sự cảm nhiễm có các loại chất độc, các bệnh nguyên thể. Ngoài ra, bệnh này thường có khuynh hướng di truyền nhất định. Vả lại, nhiều nhân tố như bị lạnh, lao động quá sức, biến đổi về tinh thần cũng thường phát cơn hen xuyễn. Do các nhân tố trong và ngoài làm cho cơ thể quá nhạy cảm gây ra phế quản bị co rút, niêm mạc phù thũng và niêm dịch phân tiết tăng nhiều, khiến mao quản máu bị hẹp lại, tạo thành chứng khó thở.

Phát bệnh hen thường rất đột ngột. Khi phát bệnh lập tức khí xuyễn nghẹt thở. Khí hít vào ngắn, khí thở ra dài, thở khó khăn, không thể nằm được, cổ họng phát ra tiếng rên cò cử. Thời kỳ đầu có thể ho khan, về sau xuất hiện đờm dịch đặc dính, khó khạc ra. Bệnh nhân phát bệnh nặng thì khó chịu không yên, sắc mặt trắng xanh, ra mồ hôi lạnh, môi miệng, móng tay có màu xanh hoặc tím, cánh mũi phập phồng theo hơi thở. Thời gian phát bệnh có thể liên tục vài giờ đến một ngày, ban đêm nặng hơn, còn hen phát đi phát lại. Thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của trẻ em, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến phế khí thũng (emphysème) hoặc bệnh tâm phế mãn (CPC). Đông y cho rằng bệnh này thuộc phạm vi “Háo Xuyễn” do phế quản vốn đã hư, lại cảm ngoài tà, đờm tà tương giao nên phát bệnh, có quan hệ đến ba tạng là Phế, Tỳ, Thận.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!