Gẫy xương

Gẫy xương là cách nói thông thường chỉ tình trạng xương bị đứt đoạn. Phần nhiều do sự cố ngoài ý muốn (như chất nổ chèn ép, ngã, va chạm) mà ra, trong số đó ít trường hợp do khung xương cơ thể có bệnh mà thành, gọi là gẫy xương bệnh lý. Căn cứ vào tình trạng bộ xương, có thể phân chia làm hai loại: gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn. Gãy xương không hoàn toàn như nứt xương, gãy kiểu cành tươi (trực chi). Gãy xương hoàn toàn như gãy xương ngang, gãy xướng vát, gãy xương vun, gãy xương nghẹt, …

Một khi bị gãy xương, ở vùng xương gãy sẽ sinh ra đau, sưng và ứ ban. Bộ phận chi hoặc toàn bộ chi mất chức năng, nặng có thể bị dị dạng như rút ngắn, xoay chuyển thành góc, … Khi kiểm tra có thể phát hiện ở nơi lẽ ra không hoạt động thì lại sinh hoạt động (gọi là hiện tượng “khớp giả”). Khi di chuyển ngẫu nhiên, ở chi có bệnh có thể nghe thấy âm thanh của các đạon xương gãy ma sát nhau. Gãy xương có thể làm các bộ phận lân cận bị tổn thương, làm phát sinh nhiều chứng, như gãy xương chậu làm cho vỡ nứt niệu quản, bàng quang hoặc trực tràng, gãy xương sườn làm tràn khí ngực (pneumothorax), ngực chảy máu, gãy xương chân tay có thể làm mạch máu hoặc dây thần kinh đứt đoạn.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!