Bế kinh là chỉ những phụ nữ bình thường lẽ ra có kinh nguyệt nhưng đã quá thời hạn nhất định mà vẫn chưa thấy kinh, trừ những người trước tuổi thanh xuân, những người có thai, những người đang kỳ cho con bú và sau thời tuyệt kinh không có kinh nữa. Những người tròn 18 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt thì gọi là “Bế kinh nguyên phát”. Những người đã từng có kinh nguyệt nhưng ba tháng trở lên chưa có kinh gọi là “Bế kinh tục phát”. Những người có kinh nguyệt nhưng vì một bộ phận nào đó trong đường sinh dục bị khuyết tổn do bẩm sinh, hoặc bị tổn thương do tai nạn tạo thành bế tỏa, khiến cho kinh nguyệt không ra ngoài được, thì gọi là “Bế kinh giả”. Chủ yếu ở đây chúng tôi nói về hai loại bế kinh trước.
Bế kinh có quan hệ tới nhiều nhân tố, như: phát triển của tử cung khác thường, tổn thương vật lý; phát triển của buồng trứng khác thường, thùy trước của tuyến yên (préhypophyse) phát triển khác thường, ưu năng tuyến giáp trong (hyperthyroide), biến chứng ở tuyến thượng thận (surrénale), nhân tố tinh thần, dinh dưỡng không tốt, thiếu máu, bệnh lao, đái tháo đường, các nhiễm sắc thể (chromosome) khác thường … Bế kinh là kết quả của nhiều thứ bệnh, vì vậy vó kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu kinh nguyệt không thấy, kèm theo giảm ham muốn tình dục, vầu vú teo lại, lông nách, lông âm hộ rụng thì pần nhiều do kích tố tuyến kích dụ (folliculine) phân tiết không đủ. Nếu kèm theo mất sức, chán ăn, giảm cân, thì phần nhiều do kích tố tuyến thượng thân phân tiết không đủ. Nếu có kèm theo sợ lạnh, da trắng xanh, tim đập chậm, lạnh nhạt, thì củ yếu do kích tố tuyến giáp trạng phân tiết không đủ. Nếu kèm theo béo phì, to đầu ngón tay, cao huyết áp, … thì phần nhiều do khối u tuyến yên, nếu kèm theo giảm khả năng tình dục, mọc nhiều lông, béo phì, … thì phần nhiều do chức năng buồng trứng không điều hòa.