Đất Gia Định 10 Thế kỷ đầu Công Nguyên – 14

Bài viết được Sưu tầm từ tài liệu Điện tử của Thư viện Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Do sơ suất, tôi không tìm ra được tên Tác giả bài viết, cuối bài chỉ ghi “Tháng 11.1985 – Tháng 8.1997”. Tôi đoán là thời gian tác giả biên soạn và sưu tầm tài liệu.

Nội dung Bài viết rất chi tiết và dựa trên nguồn tài liệu phong phú, đáng tin cậy. Đây là nguồn thông tin quí giá nên tôi xin phép được chia sẽ trên website này, mặc dù chưa thể đề tên tác giả. Chân thành cảm ơn tác giả đã dày công tra cứu và biên soạn.


Phần III: Văn hóa Khảo cổ và tiến trình lịch sử ở đất Gia Định

Thời đại Hậu Óc Eo

Văn hóa Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ đã để lại một di sản quan trọng cho nền văn hóa khảo cổ tiếp theo, thời kỳ Hậu óc Eo, tương ứng với thời kỳ Thủy Chân Lạp trong lịch sử.

Chủ nhân của vùng đất Gia Định và của đồng bằng Nam Bộ nói chung sau sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam và sự suy tàn của văn hóa Óc Eo vẫn là lớp người đã sinh sống từ nhiều thế kỷ trên địa bàn này. Không thể có sự thay thế một cơ tầng cư dân bản địa bằng một lớp cư dân khác trên một cùng đất rộng lớn có mật độ cao như vùng châu thổ Sông Cửu Long sau môt cuộc chinh phục bằng quân sự. Hiện tượng thiên cư có những điều kiện sinh thái, kinh tế và xã hội của nó. Do đó, sau cuộc tấn công của Chitrasena của Chân lạp vào năm 550 và sự tan rã của Phù Nam, cũng như các dân tộc khác trong vùng, những cư dân ở Gia Định vẫn tiếp tục sinh sống trên đất cũ của mình và chịu ảnh hưởng chính trị của Chân lạp.

Trung tâm chính trị của Chân lạp lúc bấy giờ là vùng Tonle Sap (Biển hồ) và có lẽ đời sống xã hội của các dân tộc ở vùng châu thổ Sông Cửu Long, cách xa chính quyền trung ương, cũng không có những biến động nào sâu đậm lắm. Phần lớn những lãnh chúa mới của họ là những quí tộc có quan hệ thân tộc với các vua Phù Nam cũ. Họ tiếp tục duy trì những truyền thống văn hóa của họ trong kỹ thuật thủy lợi, trong tôn giáo, nghệ thuật, và tiếp thu những yếu tố mới của Chân lạp trong ngôn ngữ và định chế chính trị, đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hóa Champa trong kiến trúc.

Những di chỉ và di vật khảo cổ học thuộc thời kỳ này ở Gia Định và vùng ven tương đối phong phú. Ngoài sự tiếp nối trong thời gian của những di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo những di tích gọi là Hậu Óc Eo đã điểm ở phần trên là thuộc thời kỳ này, đã được tìm thấy ngay trên đất Sài Gòn – Chợ Lớn như Gò Cây Mai, Rạch Lò Gốm, đường Lê Hồng Phong, Trường đua Phú Thọ và khoảng hơn 50 di chỉ và di vật ở vùng ven. Mật độ của di tích, tình trạng tập trung hay phân tán của chúng cho ta khái niệm về sự phân bố của cư dân từ thế kỷ VII đế đầu thế kỷ IX.

Nước Thủy Chân Lạp trong thời kỳ này chia làm nhiều thành bang và vẫn liên minh với nhau để chống lại Lục Chân lạp và lực lượng ngoại nhập ở vùng hạ lưu và châu thổ Sông Cửu Long. Sau khi bị thôn tính, truyền thống Phù Nam đã được phục hồi ở vương quốc Srivijaya (Java) với triều đại Sailendra (Vua Núi) từ thế kỷ VII.

Lợi dụng những mâu thuẫn nội bộ của Chân Lạp, vương quốc Srivijaya đã bành trướng thế lực vào nội địa và khống chế Chân lạp. Tuy nhiên, với tính năng động và sáng tạo của lớp cư dân bản địa ở châu thổ Sông Cửu Long, trên cơ sở văn hóa Óc Eo, một nền nghệ thuật mới đã nẩy nở và phát triển với phong cách Phnom Dà (500-600), thể hiện trên pho tượng Visnu phát hiện ở lòng sông Đồng Nai tại ấp Bình Hòa (Biên Hòa) hay tượng Avalokitesvara ở Rạch Giá.

Những tác phẩm điêu khắc khác của các thế kỷ VI – VIII ở Gia Định và vùng ven gồm tượng Phật ngồi thiền ở Thắng Tam (Vũng tàu) và Gò Cây Mai (Chợ Lớn), tượng Lokesvara ở Rạch Lò Gốm (Chợ Lớn), tượng nữ thần Uma chiến thắng Quỉ Trâu ở Rạch Vương Cai (Đồng Nai), những tượng Visnu ở Prasat Don Thơm và chùa Hiệp Long (Tây Ninh), những hình chạm trên vách gạch và tượng Vianu ở đền Chót Mạt (Tây Ninh), tượng Surya ở Thái Hiệp Thành (Tây Ninh) v.v…

Những kiến trúc thuộc thời đại này có thể kể đến Chót Mạt, nhóm Prei Cek, Chòm mả (Cầu An Hạ), Gò Đôn (Đức Hòa), Đồng Bơ, Rạch Đông, Bàu Sen, Nam Cát Tiên, Đalắk, Gò Bường, Cầu hang v.v… thường thường là những kiến trúc gạch đá hỗn hợp đơn lẻ, bình đồ có dạng vuông; mang những đặc điểm của loại kiến trúc thuộc thời kỳ sớm ở phía Nam Đông Dương, cũng gọi là kiến trúc Phù Nam.

Ngoài ra, nhiều hồ nước cổ hình chữ nhật, phần lớn nằm theo hướng Đông Tây, chưa được định niên đại một cách chính xác, có thể thuộc thời kỳ này hay giai đoạn sau đó.

Thủy và Lục Chân lạp thống nhất vào đầu thế kỷ IX (802) dưới quyền lực của Jayavarman II, thuộc dòng dõi vua Phù Nam, mở đầu cho thời đại Angkor. Bảy thế kỷ tiếp theo đó là một thời kỳ rất quan trọng đối với lịch sử Nam Đông Dương cũng như đối với nền văn hóa khảo cổ của vùng hạ lưu sông Cửu Long.

Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI, nhiều phong cách nghệ thuật trong điêu khắc và kiến trúc đã hình thành và phát triển, chuẩn bị cho những đại công trình Angkor Vat (thế kỷ XII) và Angkor Thom (thế kỷ XIII), những đỉnh cao nghệ thuật của thời đại Angkor.

Những vết tích văn hóa của thời kỳ này tồn tại ở vùng Gia Định, ở các loại gốm muộn như loại gốm mang dáng dấp phong cách Kulên (thế kỷ 9) ở bàu Thành, đặc biệt trong nghệ thuật tạc tượng: một tượng nhỏ bằng đồng tìm thấy ở góc đường Lê Hồng Phong và Trần Hưng Đạo được tạo hình theo phong cách Baphuôn (thế kỷ XI), một tượng Visnu nhỏ và thần bốn tay ở Giồng Lớn (Cầu An Hạ) và Ông Yêm (Thủ Dầu Một) và một số tượng vỡ ở ao A Rắc (tỉnh Chợ Lớn cũ) v.v…

Những kiến trúc kiểu Angkor chưa tìm thấy ở vùng hạ lưu Sông Đồng Nai, và so với thời kỳ Hậu Óc Eo, những di tích văn hóa thuộc thời kỳ này tương đối ít ỏi ở đất Gia Định, trong lúc những biểu hiện của nghệ thuật Angkor thuộc các phong cách Baphuôn và Angkor Vat lại được tìm thấy khá tập trung ở vùng đất giữa Sông Tiền và Sông Hậu, mạch lưu thông chủ yếu giữa vùng châu thổ hạ lưu Sông Cửu Long và Tonle Sap, đặc biệt ở Sóc Trăng và Trà Vinh.

Sự mờ nhạt của ảnh hưởng văn hóa Angkor ở vùng Đồng Nai – Gia Định hẳn phải có những nguyên nah6n về mặt lịch sử của nó. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI là thời kỳ hình thành và củng cố của vương triều Angkor tại trung tâm chính trị của nó ở vùng Tonle Sap và là thời kỳ bành trướng thế lực về phía Tây dưới triều đại Suryavarman I và ảnh hưởng của nó chưa kịp lan rộng đến vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Những thế kỷ XII và XIII là một thời kỳ binh biến ở phía Đông với những cuộc chiến triền miên giữa Chân Lạp và Champa. Tiếp theo đó các đợt xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông vào các nước Đông Nam Á. Do đó, ảnh hưởng chính trị và văn hóa của các triều đại Angkor ở vùng châu thổ hạ lưu Sông Cửu Long và ở Gia Định có thể nói là yếu kém vào thời kỳ này.

Tuy nhiên, các cộng đồng cư dân bản địa vẫn tiếp tục sinh sống và xây dựng dưới sự cai trị của các lãnh chúa địa phương của họ mà chỉ phụ thuộc về nguyên tắc vào chính quyền Angkor. Họ không đủ thế lực, hay không thấy cần thiết để thực hiện những công trình kiến trúc lớn theo kiểu Angkor, và hầu như đã thiên về những công trình có lợi ích thực tế hơn, như việc thực hiện những hồ nước mà những vết tích lớn nhỏ được tìm thấy khá tập trung ở Gia Định và vùng ven. Những sản phẩm thủ công nghiệp như gốm, sản phẩm nghệ thuật như tượng đá, tượng đồng biểu hiện những giao lưu văn hóa tất yếu của thời đại đó. Cũng vào thời kỳ này, có lẽ đã diễn ra quá trình tan rã trong cơ cấu của nhiều cộng đồng dân cư bản địa, vì không thích nghi được với hoàn cảnh chính trị mới, với sự hiện diện của tộc người Chân lạp mới du nhập, với tình trạng chiến tranh v.v… đã dần dần rời bỏ địa bàn sinh hoạt của họ và rút về những vùng núi ở miền Đông Nam Bộ và phía Nam Trường Sơn.

Thời đại Hậu Óc Eo, mở đầu với cuộc chinh phục của Chân Lạp vào giữa thế kỷ VI, đánh dấu một thời kỳ biến động sâu sắc, những xáo trộn trầm trọng trong cơ cấu xã hội và hình thái văn minh đã to62nt ại trên đồng bằng nam Bộ từ hơn năm thế kỷ. Sự sụp đổ đột ngột của Óc Eo là một sự gián đạon trong lịch sử văn minh của Đông Nam Á. Nền thương nghiệp của Óc Eo, bắt đầu mất thế chủ động từ thế kỷ thứ V, khi trung tâm thương mại trong vùng được chuyển qua eo biển Malacca và bờ biển Đông Nam Sumatra, đã vĩnh viễn cáo chung với triều đại mới. Dưới thời Phù nam, thế chiến lược của vương quốc này là lưng dựa núi rừng, mặt quay ra biển với chân trời mở rộng. Còn đối với Chân Lạp thì biể là ranh giới cuối cùng của cuộc chinh phục.

Xã hội Hậu Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ hầu như đã phải trở lại với nền kinh tế tự cung tự cấp, lấy nông ghiệp, săn bắt, đánh cá làm chỗ dựa chính. Những ngành nghề thủ công nghiệp, mà một trong những điều kiện tồn tại và phát triển của chúng là sự trao đổi hàng hóa, thương nghiệp viễn dương, không còn chỗ đứng trong thời kỳ này. Tình hình đó mở đầu cho một quá trình phân hóa xã hội mới. Tuy nhiên, sức sống nội tại của nền văn minh lớn như Óc Eo, trong những điều kiện không thuận lợi đó, đã có thể duy trì trong mấy thế kỷ tiếp theo. Những hồ nước cổ ở Gia Định và vùng ven, hiển nhiên gắn liền với nhu cầu nông nghiệp, là những biểu hiện của sự thích nghi của các cộng đồng cư dân thời đại Hậu Óc Eo trên địa bàn sinh hoạt cũ.

Sự phân bố của các di chỉ trên Đồng bằng Nam Bộ cho thấy vị trí quan trọng của Gia Định về mặt khảo cổ học. Những chi chỉ tiền sử và sơ sử là dày đặc ở miền Đông, trong lúc những di chỉ Óc Eo với số lượng đáng kể, trải rộng khắp trên miền Tây Nam Bộ. Gia Định là vùng tiếp giáp bao gồm cả hai loại hình di chỉ nói trên, và có sự chồng chất của các di chỉ Óc Eo và Hậu Óc Eo trên những di chỉ tiền sử. Những sự kiện trên đây cho thấy chiều dày văn hóa của vùng đất ta nghiên cứu.

Những chuyển biến trong cơ cấu cư dân, sự không thích ứng với những điều kiện chính trị, kinh tế và văn hóa dưới thời Chân Lạp, tình trạng chiến tranh triền miên giữa Chân lạp và Champa trên địa bàn Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ và những ảnh hưởng của các đợt tấn công của đế quốc Nguyên Mông vào các nước Đông Nam Á vào thế kỷ XIII đã là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đưa đến quá trình hoang hóa của vùng đất Gia Định và đổng bằng Nam Bộ nói chung, vùng đất “điểu thú quần hoang tuyệt vô nhân tích” mà những di dân người Việt đầu tiên đã tìm thấy ở đây vào đầu thế kỷ XVII. Các cộng đồng dân tộc bản địa sinh sống trên đồng bằng châu thổ từ nhiều thế kỷ đã từ từ rút về sống cố thủ ở miền cao trong những điều kiện hoang sơ, chỉ giữ lại trong ký ức hi2nha3nh của biển ca và một thời “hoàng kim” mà ngày nay chỉ còn tìm lại được qua một số tập quán, trong huyền thoại và những truyền thuyết dân gian.


Còn tiếp

Viết một bình luận

error: Content is protected !!