Chương 4: Biển Đỏ

Trưa ngày 29 tháng giêng, đảo Ceyland khuất sau chân trời, tàu Nautilus chạy với tốc độ hai mươi hải lý một giờ.

Thế là từ khi rời biển Nhật B3n tới nay, chúng tôi đã vượt một vạn sáu ngàn hai trăm hai mươi hải lý hay bảy ngàn năm trăm dặm.

Hôm sau, 30 tháng giêng, khi tàu nổi lên thì chẳng còn thấy một hòn đảo nào. Tàu ướng về phía tây bắc, về phía vịnh Oman nằm giữa bán đảo Ả Rập và bán đảo Ấn Độ, và là cửa vào vịnh Ba Tư.

Đây thật là một vịnh kín, không có lối ra biển. Thuyền trưởng Nemo định đưa chúng tôi đi đâu? Tôi không thể biết được. Trả lời như vậy không làm Ned thỏa mãn.

 – Ông Ned ạ, đường chúng ta đi tùy thuộc ý muốn của thuyền trưởng.

 – Ý muốn của thuyền trưởng không đưa chúng ta đi xa được đâu. Vịnh Ba Tư không có lối ra nào khác. Nếu ta vào thì phải đi ra bằng đường cũ.

 – Thì sao! Sau khi vào vịnh Ba Tư, nếu tàu Nautilus muốn đến thăm biển Đỏ thì có thì sử dụng vịnh Bab-el-Mandeb bất kỳ lúc nào.

 – Thưa giáo sư, nhưng biển Đỏ, cũng như vịnh Ba Tư, chẳng có lối ra nào khác! kênh Suez chưa đào xong. Vả lại, nếu có đào xong thì một chiếc tàu cần giữ bí mật như tàu của ta liệu có dám đi vào kênh đào có nhiều đập nước như vậy không? Tóm lại, biển Đỏ không phải là con đường đưa chúng ta về châu Âu.

 – Nhưng tôi có nói là chúng ta đang về châu Âu đâu.

– Thế giáo sư dự kiến thế nào?

 – Tôi cho rằng, sau khi thăm vùng biển Ả Rập và Ai Cập, tàu Nautilus sẽ trở lại Ấn Độ Dương, hoặc qua eo Mozambique, hoặc qua quần đảo Mascareignes và sẽ tới mũi Hảo vọng.

  -Vâng, tới mũi Hảo Vọng rồi sao nữa? – Ned kiên trì hỏi.

 – Vòng qua mũi Hảo Vọng, chúng ta sẽ ra Đại Tây Dương. Chúng ta chưa đến vùng biển đó bao giờ. Này ông Ned, chẳng lẽ ông đã ngán cái kiểu đi ngầm dưới biển này rồi à? Còn tôi, nếu chuyến du lịch thú vị này đột nhiên chấm dứt thì tôi sẽ rất buồn. Chẳng phải ai cũng được may mắn như chúng ta đâu!

 – Nhưng xin giáo sư chớ quên rằng chúng ta bị cầm tù trên tàu Nautilus đã được ba tháng.

– Ông Ned à,O6to6i chẳng muốn nhớ chuyện đó làm gì!

Trên tàu này tôi chẳng tính ngày tính giờ làm gì!

– Nhưng rồi sẽ kết thúc ra sao?

 – Sẽ có lúc phải kết thúc thôi! Nhưng chúng ta bất lực trong việc làm cho nó kết thúc nhanh, và mọi cuộc tranh cãi về vấn đề này đều vô ích. Nếu ông bảo tôi: ”Đã có thời cơ chạy trốn rồi đấy!” thì tôi sẽ thảo luận ngay với ông về chuyện ấy. Nhưng thời cơ chưa tới và tôi thành thật nghĩ rằng thuyền trưởng Nemo không dám vào vùng biển châu Âu đâu.

Ned Land kết thúc câuu1chuye65n bằng một câu độc thoại: ”Cái gì cũng đẹp vô cùng. Nhưng tôi nghĩ, trong cảnh tù đày này thì chẳng có gì đáng vui cả!”

Suốt bốn ngày, tới mùng 3 tháng 2, tàu Nautilus chạy trong vịnh Oman ở các tốc độ và độ sâu khác nhau. Hình như nó đang phân vân trong việc chọn đường đi.

Tàu ra khỏi vịnh Oman và tới ngày mùng 5 tháng 2 thì vào vịnh Aden, nơi đây nước của Ấn Độ Dương hòa với nước biển Đỏ.

Ngày mùng 6 tháng 2, tàu Nautilus nhìn thấy thành phố Aden xây dựng trên những mỏm đá nhô ra biển.

Tôi tưởng Nemo cho tàu chạy tới đây thì quay lại. Nhưng tôi đã lầm. Hôm sau, mùng 7 tháng 2, tàu tiến vào em biển Bab-el-Mandeb, tiếng Ả Rập có nghĩa là ”Cửa nước mắt”. Eo này rộng hai mươi hải lý và chỉ dài năm mươi hai ki lô mét. Tàu Nautilus chạy thật nhanh chỉ mất một tiếng đồng hồ là vượt qua.

Đến trưa tàu vào tới biền Đỏ. Biển Đỏ! Chưa bao giờ có mưa rào trên biển này. Không một con sông lớn nào đổ vào biển này! Hằn năm nước bốc hơi làm mực nước ở đây tụt xuống một mét rưỡi!

Biển Đỏ dài hau ngàn sáu trăm ki lô mét và rộng trung bình hai trăm bốn mươi ki lô mét. Thời cổ đại đây là một đường mậu dịch quốc tế chủ yếu.

Tôi không muốn tìm nguyên nhân đã thúc đẩy thuyền trưởng Nemo nhưng tôi chẳng thắc mắc gì khi được đến đây. Tàu chạy ở tốc độ trung bình, khi thì nổi, khi thì lặn xuống tàu để tránh gặp các tàu thuyền khác. Thế là tôi được quan sát biển này cả trên mặt nước, cả dưới sâu.

Tàu Nautilus tiến gần bờ biển châu Phi, nơi có nhiều vực thẳm. Ở đó dưới các lớp nước trong như pha lê, qua ô kính, chúng tôi ngắm nhìn những đám san hô ngầm được những tấm thảm bằng tảo phủ ngoài. Cảnh tượng đó thật khó phai mờ trong trí nhớ!

Ngày 9 tháng 2, tàu Nautilus tới quãng rộng nhất của biển Đỏ. Trưa hôm đó, sau khi xác định tọa độ, thuyền trưởng lên boong, nơi tôi đang đứng. Tôi định lợi dụng cơ hội này để thăm dò ý đò sắp tới của Nemo. Thấy tôi,a61Nemo bước đến ngay, mời tôi hút xì gà rồi hỏi:

 – Thế nào, giáo sư có thích biển Đỏ không? Ngài có quan sát được những kỳ quan ẩn náu dưới sâu không?

 – Thưa thuyền trưởng, tất nhiên là có! Tàu Nautilus quả là hết sức thich hợp với việc quan sát những kỳ quan đó. Thật là một chiếc tàu thông minh!

 – Vâng, thưa ngài, con tàu rất thông minh, dũng cảm và an toàn! Nó chẳng sợ gì bão táp thường hoành hành ở biển Đỏ, cùng những luồng nước mạnh và những dải đá ngầm ở đây.

 – Biển Đỏ được xem là một trong những vùng biển nguy hiểm nhất, và nếu tôi không lầm, thì từ thời cổ đại nó đã nổi tiếng chẳng lành.

 – Thưa ngài, đúng vậy! Những nhà sử học Hy Lạp và La Mã nhận xét về nó rất tiêu cực. Theo họ, vô số tàu thuyền đã bị đắm vì vấp phải những dải cát nổi và chẳng một thuyền trưởng nào dám cho tàu chạy ban đêm ở biển này …

– Rõ ràng là các nhà sử học đó không được đi tàu Nautilus. – Tôi nói.

 – Tất nhiên! – Thuyền trưởng mỉm cười. – Song trong lĩnh vực đóng tàu, những người đương thời với chúng ta cũng chẳng tiến xa hơn người cổ đại bao nhiêu. Phải mất mấy thế kỷ con người mới phát minh ra máy hơi nước! Chẳng biết một trăm năm sau có xuất hiện được một chiếc Nautilus thứ hai không?

 – Thuyền trưởng nói rất đúng. Chiếc tàu của ngài tiến bước trước thời đại cả một thế kỷ, nếu không nói là hàng thế kỷ! Thật đáng tiếc, phát minh này sẽ mất đi cùng với người sáng tạo ra nó.

Nemo im lặng không trả lời. Tôi nói tiếp:

 – Thưa thuyền trưởng, chắc ngài đã nghiên cứu rất kỹ biển này. Xin ngài cho biết vì sao lại gọi là biển Đỏ?

 – Về vấn đề này có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng theo tôi, tên biển Đỏ là từ chữ Do Thái ”Edrom” mà ra. Người xưa căn cứ vào màu nước mà đặt tên cho biển này.

 – Nhưng tôi chẳng thấy nó có màu sắc gì đặc biệt cả. Nước ở đây cũng như nước những biển khác – trong xanh mà chẳng đỏ chút nào.

 – Đúng vậy! Nhưng vào sâu trong vịnh, ngài sẽ thấy một hiện tượng lạ. Một lần ở vũng Tor, tôi được thấy nước biển tựa như trước mắt tôi là một hồ máu.

 – Vì sao lại có hiện tượng ấy? Có phải vì những loài tảo đỏ li ti không?

 – Đúng vậy! Đó là kết quả bài tiết của một loài tảo rất nhỏ. Muốn phủ kín một mi li mét vuông, cần có bốn vạn đơn vị. Có thể ngài sẽ được quan sát hiện tượng đó khi tàu vào vũng Tor.

 – Thưa thuyền trưởng, chắc không phải lần đầu ngài cho tàu Nautilus vào biển Đỏ?

 – Vâng, không phải lần đầu! … Tiếc rằng tôi không thể cho ngài xem kênh đào Suez, nhưng ngày kia, khi tàu vào Địa Trung Hải, ngài sẽ được thấy con đê dài ở Port-Said.

 – Vào Địa Trung Hải ạ? – Tôi sửng sốt.

– Vâng! Giáo sư ngạc nhiên ạ?

– Vâng, tôi ngạc nhiên vì ngày kia chúng ta đã tới Địa Trung Hải rồi!

– Đúng vậy!

 – Thưa Thuyền trưởng, tôi ngạc nhiên thật, mặc dù đi trên tàu Nautilus thì chẳng nên ngạc nhiên về điều gì nữa.

 – Nhưng giáo sư ngạc nhiên về điều gì vậy?

 – Tàu Nautilus phải chạy với tốc độ thế nào để có thể trong một ngày đưa chúng tôi vòng theo lục địa châu Phi qua mũi Hảo Vọng rồi vào Địa Trung Hải?

 – Ai bảo ngài là chúng ta sẽ đi vòng châu Phi qua mũi Hảo Vọng?

– Nếu tàu Nautilus không cah5y trên cạn, hay bay qua eo đất Suez.

– … Hay là chạy ngầm dưới eo đất đó!

– Dưới eo đất đó, thưa ngài?

 – Tất nhiên. – Nemo bình thản trả lời. – Thiên nhiên từ lâu đã tạo nên dưới eo ấy cái mà con người đang làm trên mặt đất.

 – Sao? Chẳng lẽ lại có một lối đi ngầm?

– Vâng, có một lối đi ngầm mà tôi gọi là đường ngầm Ả Rập.

– Nhưng eo Suez là do cát phù sa bồi lên.

– Ở trên là cát, nhưng ở dưới sâu 5-10 mét bắt đầu có lớp đá hoa cương rất rắn chắc.

– Ngài phát hiện ra con đường ngầm đó một cách ngẫu nhiên ạ? – Tôi ngày càng sửng sốt.

– Thưa giáo sư, vừa ngẫu nhiên, vừa có tính toán.

– Thưa thuyền trưởng, tôi nghe ngài nói mà không tin ở tai mình nữa.

 – Đó là chuyện thường tình thôi! Đường ngầm đó chẳng những có thật mà còn dùng làm đường giao thông được. Tôi đã cho tàu chạy qua đó nhiều lần. Nếu không thì tôi chẳng dám vào cái biển kín này làm gì.

 – Thưa thuyền trưởng, có lẽ tôi hơi đường đột, nhưng xin hỏi ngài làm sao phát hiện ra con đường ngầm đó?

 – Thưa giáo sư, giữa những người gắn bó với nhau mãi mãi thì có điều gì phải giữ kín nữa!

Tôi làm ra vẻ không hiểu câu nói bóng gió ấy và chờ Nemo trả lời.

 – Thưa giáo sư, – Nemo giải thích, – tính tò mò của nhà tự nhiên học gợi ý cho tôi rằng ở dưới eo đất Suez hẳn có một đường ngầm chưa ai biết. Tôi thấy biển đỏ và Địa Trung Hải đều có những loài cá giống hết nhau. Xác định được điều đó, tôi tự hỏi liệu có một lối thông nhau giữa hai biển không? Nếu có, thì vì mực nước ở biển Đỏ cao hơn nên luồng nước sẽ bắt nguồn từ đó chứ không phải từ Địa Trung Hải. Để kiểm tra xem có đúng không, tôi bắt nhiều loài cá khác nhau ở vùng biển gần Suez, đeo vào đuôi mỗi con một chiếc vòng bằng đồng rồi thả xuống nước. Mấy tháng sau, ở bờ biển Syria, một số cá đeo vòng đó bị sa lưới. Lối đi ngầm giữa hai biển đã được chứng minh. Tôi lao vào tìm lối đi đó rồi liều cho tàu chạy vào. Giáo sư sắp được đi qua đường ngầm Ả Rập của tôi đó.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!