Chợ Điều Khiển và các chợ khác ở thế kỷ 18

‘…. Chợ Điều Khiển ở cách trấn thự phía nam 2 dặm rưỡi. Xưa ở trước dinh quan Điều Khiển, cho nên gọi tên như vậy. Ngày nay nha môn thay đổi mà tên chợ vẫn theo thói cũ, phố xá trù mật …”

(theo Gia Định thành thông chí, tr. 183)

Chợ Điều Khiển xưa ở khoảng ngã tư Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh gần chợ Thái Bình, quận 1 ngày nay. Chợ Điều Khiển khá lớn phục vụ cho đồn dinh quan Điều Khiển và tất cả các cơ quan quân dân quanh Đồn dinh.

Ngoài chợ Điều khiển còn có chợ Nguyễn Thực ở phía tây huyện Bình Dương 10 dặm (vùng Phú Thọ hiện nay). Năm Đinh Tỵ (1727), người tỉnh Quảng Ngãi tên Nguyễn Thực khi phá rừng hoang lập chợ ở chỗ ấy, nhân đó thành một nơi tụ hội đông đúc. Người ta lấy tên ông làm tên chợ.

Chợ Thị Nghè ở bên tả ngạn gần cầu Thị Nghè (quận Bình Thạnh ngày nay).

Chợ Tân Kiểng cũng gọi là Chợ Quán ở thôn Tân Kiểng (quận 7) có phố xá trù mật, đến tết Nguyên Đán hàng năm có hội đánh du tiên nên gọi là Chợ Lớn.

Chợ Ngã Tư ở thôn Bình An trên đường cái quan (đường Nguyễn Trải, quận 5).

Chợ Phú Lâm ở thôn Phú Lâm (quận 6 ngày nay).

Viết một bình luận

error: Content is protected !!