Vị trí địa lý
Tỉnh Tây Ninh rộng khoảng 450.000 ha. Phía Bắc giáp Campuchia; Nam giáp Gia Định, Chợ Lớn, Tân An; Đông giáp Sài Gòn.
Tây Ninh có ngọn núi Bà Đen, non 1.000 m, đỉnh cao nhất của Nam Bộ.
Giao thông
Đường thủy quan trọng là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông với nhiều nhánh, nhánh chảy vào Tây Ninh quen gọi là rạch Tây Ninh. Nhờ vậy, tàu thủy chở hàng hóa dễ dàng đến tỉnh lỵ.
Giao thông đường bộ phát triển:
- Tây Ninh đi Sài Gòn có tỉnh lộ số 12 qua quốc lộ 1 (cũ) ngang qua Trảng Bàng và Gò Dầu Hạ.
- Tây Ninh cách Sài Gòn 99 km, Trảng Bàng cách Sài Gòn 49 km, Gò Dầu Hạ cách Sài Gòn 60 km trên tuyến Sài Gòn – Phnom Penh.
- Tây Ninh đi Phnom Penh qua Gò Dầu hạ; lại còn đường từ Tây Ninh đến núi Bà Đen, đông đảo khách hành hương.
- Tuyến Tây Ninh đi Thủ Dầu Một
- Có con đường từ Trảng Bàng, ăn qua tỉnh Chợ Lớn, còn nhiều con đường bộ khác, nhỏ hơn.
Nói chung hệ thống đường bộ của tỉnh khá hoàn chỉnh.
Dân số
Dân số tỉnh Tây Ninh thưa thớt, khoảng 93.000 người; trong đó gồm:
- 80.700 người Việt
- 9.500 người Khơ – me
- 1.100 người Chăm
- 781 người Hoa
- 377 người Minh Hương
- 34 người dân tộc thiểu số
- 87 người Âu.
Nông nghiệp
Tây Ninh có hhiều đồn điền cao su, mía phổ biến; nhiều củi gỗ, danh mộc; nhiều phong lan.
Rừng còn nhiều thú hoang dã: Cọp, tê giác, có loại chim cao các (mỏ to, calao)
Khi Pháp đến, vài phong trào kháng chiến quan trọng lợi dụng địa hình rừng núi. Quan trọng nhất là phong trào do viên tham tán Tương lãnh đạo, chấm dứt năm 1860.
Nghĩa quân Việt và Khơ-me dưới quyền của Trường Quyền (con Trương Định) giết chết đại tá Larclauze năm 1866. Quân cứu viện từ Sài Gòn đưa đến, nhưng trung tá Marchaise, một đại úy và 13 lính Pháp bị giết.