Hình ảnh Tân An xưa

Vị trí địa lý

Tỉ Tân An có diện tích khoảng 380.000 ha. Phía Bắc giáp Tây Ninh, Chợ Lớn và nước Campuchia; Nam giáp Sa Đéc, Mỹ Tho và Gò Công; Đông giáp Chợ Lớn, Gò Công; Tây giáp Châu Đốc, Long Xuyên và nước Campuchia.

Phía Nam tỉnh Tân An có khoảng 80.000 ha là ruộng tốt; còn lại là lòng chảo lớn, ăn đến Campuchia, ngập lụt nhiều tháng trong năm. Đây là vùng đầm lầy, đầy cỏ lác, chưa biết khai thác để trồng loại cây gì.

Giao thông vận tải

Tỉnh Tân An có nhiều đường bộ trải đá gồm:

  • Tân An đi Sài Gòn
  • Tân An đi Gò Công
  • Tân An đi Mỹ Tho
  • Tân An đi Thủ Thừa, đi Nhật Tảo.

Hành chính và Các trung tâm quan trọng

Tỉnh Tân An chia ra 10 tổng, 64 làng xã trong 4 quận: Châu Thành (tỉnh lỵ), Bình Phước, Thủ Thừa và Mộc Hóa.

  1. Tỉnh lỵ Tân An ở tại xã Bình lập, xưa gọi Vũng Gù, không còn vị trí quan trọng từ khi Pháp đào con kinh Chợ Gạo liên lạc với các tỉnh [hía Tây. Trước kia Tân An sung túc nhờ con kinh độc đạo là Bảo Định. Tỉnh lỵ Tân An cách Sài Gòn 47 km; có đường xe lửa Sài Go2n – Mỹ Tho đi qua.
  2. Kỳ Son ở xã Bình Quới, cách Tân An 6 km.
  3. Thủ Thừa, cách Tân An 7 km, đầu mối giao thông đường thủy xuống phía đồng bằng.
  4. Nhật Tảo, có chợ, cách tỉnh lỵ Tân An 15 km.
  5. Bình Phước, cách Tân An 15 km, có chợ.
  6. Tầm Vu, cách Tân An 12 km, có chợ.
  7. Quản Tập, cách Tân An 18 km, có chợ.

Dân số Tỉnh Tân An có 120.000 người; gồm 118.000 người Việt, hơn 1000 người Hoa và Minh Hương, 60 người Âu và thêm một số ít người Ấn Độn.

Về di tích, tỉnh Tân An có lăng và miếu của công thần Nguyễn Huỳnh Đức ở làng Khánh hậu, có thể đi xe kéo từ Tân An (5 km) đến; lại còn mộ ông Hống, kiểu xưa của điền chủ lớn, ở kênh ông Hống không xa Tân An.

Tỉnh lỵ không có khách sạn dành cho người Âu. Tuy nhiên có vài nhà khách của dinh chủ tỉnh.

Phỏng theo tác giả Sơn Nam biên khảo

Viết một bình luận

error: Content is protected !!