Vị trí
Tỉnh Biên Hòa giáp vương quốc Cam Bốt ở phía Bắc; Đông Nam và Tây Nam giáp Bà Rịa và Gia Định; Đông giáp Trung Kỳ, Tây giáp Thủ Dầu Một và Gia Định.
Chiều dài (nhất) của tỉnh lá 110 km, chiều rộng (nhất) 90 km.
Đất phần lớn là đất xám (phù sa cổ) ở phía Tây Bắc và phía Tây Nam. Đất đỏ ở phía Đông Bắc và Đông Nam.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Bắc trên cao nguyên Trung Kỳ. Sau khi chảy ở phía rừng đất cao qua những dòng thác, sông này vào Nam Bộ trong vùng dân tộc người thiểu số.
Giao thông
Các tuyến đường thủy, hơn 1.700 phương tiện chuyên chở đường thủy lớn nhỏ, chuyên chở đá trải đường, đá ong, đồ gốm, trái cây.
Biên Hòa có hệ thống đường bộ cao ráo, lưu thông giữa các chợ quận. Ngoài đường bộ, có đường sắt Sài Gòn đi Phan Thiết chạy xuyên chiều dọc của tỉnh trên đoạn đường khoảng 100 km, đi và về 6 lần trong một ngày. Hơn 10 nhóm xe khách (tổ hợp nhỏ) hoạt động thường xuyên.
Du lịch
Biên Hòa có nhiều thắng cảnh, rừng già nhiều thú để săn bắn. Các điểm nên đến tham quan là:
- Thác Trị An: cách tỉnh lỵ 35 km, cách Sài Gòn 65 km, nơi đây nhà nước có xây nhà nghỉ mát.
- Các ngọn đồi Bửu Long: cách tỉnh lỵ 5 km và Châu Thới.
- Vùng săn bắn thuận lợi là Xuân Lộc, núi Chứa Chan, đồng cỏ La Ngà ở phía Tây Bắc.
Hành chánh
Tỉnh có mười tổng gồm người Việt, chia ra 115 làng và 7 tổng người dân tộc gồm 45 làng.
Dân số ước chừng 132.000 người, trong đó có 110.000 người Việt; 11.500 người dân tộc; 2.000 người Hoa và 125 người Âu.
Tỉnh lỵ Biên Hòa, bên tả ngạn sông Đồng nai, cách Sài Gòn 30 km, có một đại đội lính tập (khố đỏ người Việt) đóng thường thực. Từ năm 1923, phi đội số 2 sủa Đông Dương đóng ở đây (loại thủy phi đoàn, máy bay đáp xuống nước) tại làng Bình Thành.
Kinh tế
Biên Hòa rất ít đất thích hợp với ruộng lúa, chỉ có 30.00 ha. Với vùng đất đỏ rộng lớn, Biên Hòa đứng đầu về diện tích trồng cao su. Diện tích trồng dừa rộng khoảng 1.500 ha. Phía Bắc và phía Tây tỉnh Biên Hòa thích hợp với cây mía (diện tích 1.100 ha), cây cam (chiếm 700 ha). Ngoài ra, còn nhiều nơi trồng cà phê, thuốc lá, thơm, đậu phộng, cây ăn trái, rau cải.
Ngành mua bán gỗ chiếm vị trí quan trọng. Rừng Biên Hòa có nhiều gỗ quí (trắc, cẩm lai, các loại gõ, sao ,dầu …), các hầm đá ong, đá granit cũng được chú ý.
Ngoài ra còn nhà máy chưng cất rượu, khoảng 350 lò đường thủ công, một xưởng dệt.