Hình ảnh Bến Tre xưa

Tổng thể

Tỉnh Bến Tre được thành lập do 2 cù lao Minh và cù lao Bảo nhập lại.

Ranh giới tỉnh có:

– Đông Bắc giáp Mỹ Tho

– Nam giáp Vĩnh Long

– Tây Nam giáp Tà Vinh

– Nam và Đông Nam giáp biển Đông

Diện tích tỉnh là 170.000 ha; dân số là 257.216 người.

Đất được hình thành nhờ phù sa của ba nhánh sông Cửu Long. Vì ở bờ biển nên phù sa được gió mùa thổi vào bồi đắp, giữ lại. Do đó, nơi đây nổi lên nhiều giồng cao, giữa giồng là đất canh tác. Vì gần sông lớn nên có nhiều rạch nhỏ chảy ngang dọc, nhờ vậy đất phì nhiêu, giao thông thuận lợi.

Nhờ vị trí đặc biệt nên giao thông đường thủy là phương tiện dồi dào nhất; nhiều kênh đào nối những con rạch.

Kinh tế

Tỉnh Bến Tre đã đạt mức phát triển cao về nông nghiệp, rất ít đất đai bị bỏ hoang. Trên diện tích 154.000 ha thì 90.000 ha đã trồng lúa; số còn lại lập vườn, nổi danh nhất là vườn dừa và hoa màu phụ.

Tổng sản lượng gạo là 150.000 tấn.

Đất trồng dừa chiếm khoảng 4.000 ha, cho 6.000 tấn cùi dừa khô.

Đáng chú ý là ở cù lao Minh có vùng phì nhiêu là Cái Mơn đất tốt, thích hợp để lập vườn cây ăn trái, là trung tâm giàu có của giáo xứ Cái Mơn.

Nhà máy nhiệt điện của ông Labbé cung cấp năng lượng đủ để chiếu sáng.

Có một nhà máy cất rượu từ gạo, do người Hoa Kiều làm chủ. Thêm hai lò gạch, 8 trại cưa của người Hoa Kiều.

Hơn 300 gia đình người Việt ở các cửa sông Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên sống nhờ nghề đánh bắt hải sản, với sản lượng đáng kể về tôm khô, cá khô.

Có 10 nhà dệt chiếu; đặc biệt là ở Ba Tri, ngành trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa phát triển.

– 200 gia đình nuôi ta82m8 khung dệt kiểu Pháp

– 900 khung dệt cổ truyền

– lại còn máng kéo sợi; trại nuôi tằm thí điểm của nhà nước đang xây dựng, chờ những thiết bị cần thiết sẽ đưa đến.

Phỏng theo tác giả Sơn Nam biên khảo

Viết một bình luận

error: Content is protected !!