Tổng thể
Ranh giới tỉnh Trà Vinh gồm:
– Bắc giáp sông Cổ Chiên (một nhánh của Sông Tiền)
– Nam giáp Sông Hậu
– Tây giáp biển
– Đông giáp Vĩnh Long và Cần Thơ
Diện tích toàn tỉnh khoảng 2.000 km vuông.
Như các tỉnh lân cận, tỉnh Trà Vinh do phù sa Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp. Ven biển có nhiều giồng cát do thủy triều từ xưa tạo nên, dồn phù sa lại, cao hơn vùng phụ cận.
Có phù sa đất thấp, có đất giồng nên việc trồng trọt đa dạng. Nhiều rạch nhỏ chảy qua lại vùng đầm lầy đổ ra sông, ra biển; việc tiêu tưới cũng như giao thông tương đối thuận lợi.
Khi thủy triều ở sông ở biển dâng lên, mực khá cao, tương đương với độ cao của đồng ruộng, nhờ vậy nghề làm ruộng nước dễ phát triển.
[ngg_images source=”galleries” container_ids=”13″ display_type=”photocrati-nextgen_basic_slideshow” gallery_width=”600″ gallery_height=”400″ cycle_effect=”fade” cycle_interval=”10″ show_thumbnail_link=”1″ thumbnail_link_text=”[Show thumbnails]” order_by=”imagedate” order_direction=”DESC” returns=”included” maximum_entity_count=”500″]
Giao thông
- Từ tỉnh lỵ Trà Vinh đi Bắc Trang bằng Tỉnh lộ 35
- Tỉnh lỵ đi Trà Cú bằng Tỉnh lộ 36
- Tỉnh lỵ đi Mặc Bắc bằng Liên tỉnh lộ 6
- Tỉnh lỵ đi Vĩnh Long bằng Liên tỉnh lộ 7
Giao thông đường thủy rất thuận lợi, sông lớn nhỏ, rạch hay kênh đào khắp các ngả.
Kinh tế
Nguồn lợi chủ yếu vẫn là sản xuất lúa gạo; cây ăn trái, hoa màu phụ không đáng kể. Thị trường lúa gạo, việc mua bán hàng tiêu dùng phần lớn do Hoa Kiều nắm giữ.
Tỉnh Trà Vinh gần như không có chăn nuôi; việc cày bừa, mua trâu bò từ bên Campuchia.
Nhờ bờ biển nên ngành đánh bắt hải sản đủ cung cấp cho nhu cầu địa phương, đưa ra khỏi tỉnh chút ít cá tâm.