Tổng thể
Sóc Trăng là tỉnh ở phía Tây Nam, gần cửa biển của Sông Hậu, bờ bên phải. Tỉnh Sóc Trăng rộng bát ngát, đất thấp nhưng có rải rác những giồng cao ráo, hình vòng cung (bờ biển ngày xưa), đất tốt gồm cát, đất sét, phù sa. Những giồng này thuận lợi để cất nhà cửa, qui tụ thành thôn xóm, đất giồng rất tốt để làm ruộng lúa, giồng là nơi cây to bóng mát; giữa những giồng là vùng đất thấp.
Giao thông vận tải
Người Pháp đến, cho đào kênh, giúp vận chuyển lúa gạo, hàng hóa. Sản lượng lúa gạo khá cao, đời sống người dân khá giả hơn thời trước.
Năm 1920, tỉnh đã có 54 xe ô tô chở khách, khắp chợ lớn nhỏ. Có đường thẳng, tuyến đường dài đi Phnom Penh hoặc lên Sài Gòn.
Đến năm 1926, xe ô tô trong tỉnh lên đến 112 chiếc.
Hành Chính
Như các tỉnh khác, đứng đầu là chủ tỉnh (người Pháp). Đặc biệt ở tỉnh có 1 tòa án địa phương với 3 vị thẩm phán.
Để giữ an ninh, tỉnh còn có đồn quân sự, thường trực là một trung đoàn lính tập người Việt trú đóng.
Tỉnh Sóc Trăng được nổi danh với nhiều nhà máy rượu do người Hoa làm chủ. Chủ yếu ở bãi Xàu, chịu đóng thuế công quản cho nhà nước.
Bệnh viện của tỉnh được nhiều bà sơ (bà phước) phục vụ đắc lực.
Tỉnh Sóc Trăng có 4 quận, đứng đầu là chủ quận, chia ra 12 tổng, 80 làng.
Dân số
Từ 20 năm qua (kể từ 1900), dân số gia tăng nhanh chóng, do người từ địa phương khác đến canh tác, đất rộng lại phì nhiêu.
Vào năm 1894, có 57.000 người Việt; 38.000 người dân tộc Khơ Me; 10.000 người Hoa, 60 người Âu.
Hiện nay (1920), có khoảng 117.000 người Việt; 55.000 người Khơ Me; 11.000 người Hoa và 164 người Âu.
Người Tàu làm chủ các lò rượu, các hiệu buôn, lắm khi làm điền chủ.
Kinh tế
Sản lượng lúa rất lớn, 260.000 tấn trong đó giữ lại 80.000 tấn cho nhu cầu địa phương, còn dư 180.000 tấn để xuất cảng.
khoảng hơn chục người Pháp làm điền chủ, điều khiển nhiều đồn điền lúa gạo lớn. Riêng 2 chủ đồn điền là Gressier và Labaste đứng bộ hơn 5.000 héc ta đất tốt.
Hai nhà máy xay lúa xây tại đồn điền của Gressier có thể xay 150 tấn gạo trắng mỗi ngày.
Từ Sóc Trăng, cung cấp điện đủ cho thị xã, đến vùng thị từ là Bãi Xàu.