Hình ảnh Gò Công xưa

Tổng thể

Tỉnh Gò Công nằm ven bờ biển Đông; có ranh giới:

– Đông Bắc giáp Gia Định

– Bắc giáp Chợ Lớn và Tân An

– Đông và Nam giáp Mỹ Tho

Dân số tỉnh Gò Công gồm 101.117 người Việt, 304 người Minh Hương, 627 người Hoa, 7 người dân tộc Khơ-me và 42 người Âu.

Tỉnh Gò Công chia ra 5 tổng: Hòa Đồng hạ, Hòa Đồng Trung, Hòa Đồng Thượng, Hòa Lạc Thượng, Hòa lạc hạ.

Kinh tế

Nguồn lợi lớn nhất là lúa gạo; ruộng tốt gạo ngon. Bờ biển không có bãi tắm nhưng có thể dạo chơi ven biển theo tỉnh lộ số 24 từ Gò Công đến Tăng Hòa và theo hương lộ đến Tân Thành.

Rừng Gò Công không có nhiều chim thú để săn bắn. Vàm Láng là khu đánh cá trù phú.

Người Hoa ở tỉnh lỵ và các nơi thị tứ, hành nghề mua bán. Giới Hoa kiều đông nhất thuộc bang Quảng Đông, giàu nhất là người Triều Châu, năng nổ nhiều sáng kiến nhất là người Hẹ (Akas). Người Quảng Đông làm nghề bán tạp hóa và quán ăn, người Triều Châu làm bánh ngọt, mua bán lúa gạo, người Phước Kiến bán tơ lụa, đồ gốm. Người Quảng Đông thường mang theo vợ con từ Trung Hoa.

Người Ấn bán vải lụa, đấu thầu thuế hoa chi (góp thuế chợ).

Lịch sử

Gò Công là nơi có cuộc dấy binh lớn nhất ở Nam Bộ khi người Pháp đến vào cuối thế kỷ 19. Sau khi có lệnh của Phan Thanh Giản giao 3 tỉnh Miền Đông cho Pháp, Trương Định cương quyết chống lại. Quân Pháp phải vất vả lắm, chịu tổn thất nặng nề mới dẹp được vì Trương Định chọc vùng đầm lầy làm căn cứ.

Nhiều phen, tuy bị bao vây, họ Trương vẫn trốn thoát, về sau mấy năm 1865 lúc đang chiến đấu. Pháp đưa thi thể ông đặt tại chợ Gò Công cho dân thấy rồi chôn cất tại chợ. Phần mộ ông được canh giữ cẩn thận, đề phòng những thuộc hạ của ông đến khai quật, có thể phủ nhận hài cốt để tiếp tục khởi nghĩa.

Du lịch

Tại tỉnh lỵ Gò Công có nhà nghỉ nhỏ, dành cho người Âu; giá mỗi bữa ăn là 1 đồng 10 (chưa kể rượu). Giá phòng kể cả ăn điểm tâm sáng là 1 đồng 80 xu.

Gò Công có nhiều đình chùa Phật nhưng nơi đáng tham quan là khu vực dành cho lăng mộ tổ tiên bên ngoại vua Tự Đức, ở giữa đồng, nhưng không đẹp và đồ sộ so với những ngôi mộ của người Việt giàu có ở Nam Bộ. Ngôi mộ lớn của Phạm Đăng Hưng từng phò Nguyễn Ánh lúc chống Tây Sơn, sau làm Lễ Bộ Thượng thư, ông ngoại vua Tự Đức. Lại còn ngôi mộ xưa của Phạm Đăng Long, cha Phạm Đăng Hưng.

Theo Hiệp ước năm 1874, người Pháp tuy làm chủ cả Nam Kỳ nhưng lại chừa 51 ha ruộng để dòng họ Phạm làm chủ, lấy huê lợi trùng tu và cúng tế. Người thuộc họ Phạm bà con gần với hoàng tộc được miễn thuế, miễn quân dịch.

Phỏng theo tác giả Sơn Nam biên khảo

Viết một bình luận

error: Content is protected !!