Vị trí
Ở phía Đông Nam Bộ, tỉnh Gia Định trải dài theo bờ sông Sài Gòn trên chiều dài 100 km từ ranh giới tỉnh Tây Ninh đến vịnh Gành Rái (Cần Giờ) của Biển Đông.
Diện tích của Gia Định là hơn 180.000 ha.
Phía Bắc giáp tỉnh Thủ Dầu Một.
Phía Đông giáp tỉnh Biên Hòa và bà Rịa.
Phía Nam và Tây giáp tỉnh Gò Công, Chợ Lớn, Tây Ninh.
Hành Chính
Như các tỉnh khác ở Nam Kỳ, đứng đầu là chủ tỉnh, có phó chủ tỉnh (còn gọi là phó tham biện) trợ giúp.
Bên dưới có các đơn vị quận, tổng và làng xã. Tỉnh Gia Định chia ra bốn quận là Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè; gồm 17 tổng và 166 xã.
Kinh tế
Đất đai chia ra làm hai vùng:
- Vùng đất thấp bao gồm bờ sông Sài Gòn nhiều phù sa, ăn dài theo sông Sài Gòn đến biển.
- Vùng đất cao, pha cát ăn đến ranh giới tỉnh Tây Ninh và tỉnh Biên Hòa.
Vùng thấp chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hầu hết vùng cao trồng cây lưu niên và hoa màu.
Biển thuận lợi cho nghề đánh cá, còn vùng đầm lầy chưa khai thác như vùng cầu An Hạ.
Dân số đông, đất đai chia cắt từng mảng nhỏ, ngoài lúa còn rau cải, thuốc lá, mía để cung cấp cho Sài Gòn và Chợ Lớn, Ngoài ra còn có thêm bắp, trầu cau, dừa, tiêu; đáng chú ý có nhiều mảng nhỏ trồng cao su.
Công nghiệp
Có nhiều nhà máy xay xát chạy bằng sức điện hoặc hơi nước, vài cơ sở nhuộm, lò đường, trại cưa; chưa kể đến các hầm đá ong, thêm xí nghiệp giấy, lò cất rượu ở Thủ Đức.
Giao thông vận tải
hệ thống đường bộ của tỉnh có 500 km đường đã phân cấp và hơn 1.200 km đường nhỏ, đắp đất không phân cấp. Tuyến xe lửa Sài Gòn – Nha Trang đi ngang qua tỉnh, lại còn xe chạy điện (xe điện chạy từ Sài Gòn đi Gò Vấp), xe “điện” chạy hơi nước nối Gò Vấp đi Hóc Môn, Gò Vấp đi Lái Thiêu.
Có tàu thủy chạy tuye1n Sài Gòn đi Vũng Tàu và bà Rịa với bến dừng ở An Thít và Cần Giờ.
Du lịch
Không quan trọng nhưng cần lưu ý vài điểm:
- Di tích kỷ niệm nơi trung úy Lareynière bị giết khi đánh thành phố Chí Hòa (trụ kỷ niệm ở Bà Quẹo).
- Bá đa lộc (Lăng Cha Cả)
- Lăng và miếu Tả quân Lê Văn Duyệt.
- Lăng của Võ Di Nguy
Từ năm 1871, đặt dinh chủ tỉnh của tỉnh Sài Gòn ở Bà Chiểu, xã Bình Hòa.
Năm 1874, đặt tên tỉnh Gia Định.
Gia Định là tên xưa, rộng lớn liên quan mật thiết với cả Nam Bộ.