Hình ảnh Chợ Lớn xưa

Đây là đơn vị hành chánh như một tỉnh, không đề cập đến tỉnh lỵ Chợ Lớn, bấy giờ đô thị này hưởng qui chế riêng, tương đương với vùng Sài Gòn

Vị trí

Chợ Lớn có diện tích 121.411 ha, nằm về phía Đông Nam của đồng bằng Nam Bộ. Đây là vùng đồng bằng với đất phù sa, không có rừng, không có núi. Đông Giáp tỉnh Gia Định, Tây giáp Tân An, phần còn lại giáp Tây Ninh ăn ra biể Đông tại nơi hợp lưu của sông Vàm Cỏ Đông và Soài Rạng.

Thời tiết

Chợ Lớn giống như phần lớn đồng bằng Nam Bộ, nóng và ẩm, trong lành, không xảy ra bệnh dịch.

Thủy Văn

Vàm cỏ Đông là một con sông quan trọng của Nam Bộ, như là ranh giới tự nhiên với Gò Công và Tân An. Lại có rạch Cần Giuộc đổ ra biển gần cửa sông Vàm Cỏ; lại còn con Kinh Nước Mặn nhiều ghe tàu qua lại nối Vàm Vỏ Đông với Sông Cần Giuộc.

Đường Sắt

Con đường sắt Sài Gòn đi Mỹ Tho ăn ngang tỉnh Chợ Lớn, song song với quốc lộ 16 rồi qua Vàm Cỏ Đông với chiếc cầu sắt lớn. Có 4 chuyến xe lửa mỗi ngày.

Hành chính

Giống như các tỉnh khác, có chủ tỉnh người Pháp đứng đầu với ngân sách dồi dào: 355.240 đồng năm 1925.

Gồm 4 quận tại tỉnh lỵ là Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa, Rạch Kiến; tất cả chia ra 12 tổng và 66 làng.

Dân số của vùng Chợ Lớn khoảng 210.183 người gồm người Việt, Người Hoa và Minh Hương (1.873 người) và 11 người Âu. Người Việt làm nghề nông, người Hoa khống chế thị trường mua bán.

Giáo dục

Tại Phú Lâm, cách đô thị Chợ Lớn 3km, có trường nội trú gồm một trường học Nam, lại có trường Nữ do đốc học đứng đầu, có viên phó và một giáo viên người Pháp. Tại thị trấn Đức Hòa, Tân Phú Thượng, Cần Giuộc, Rạch Kiến, Cần Đước thêm các trường rải rác ở các làng xã.

Tổng số là 57 trường thêm 1 trường của Hoa Kiều.

Y tế

Do một bác sĩ người Âu điều hành, thêm 8 y tá người Việt tỉnh lỵ. Tại Cần Giuộc, Cần Đước, Rạch Kiến, Đức Hòa, Phú Lâm có trạm xá và nhà hộ sinh. Tại các trung tâm, có nữ hộ sinh được giao nhiệm vụ đỡ đẻ miễn phí.

Kinh tế

Đất phù sa thuận lợi để làm ruộng lúa, diện tích toàn tỉnh dành cho ruộng đến 103.034 ha. Một vài vùng còn phèn, sẽ tăng năng suất nếu công trình thủy lợi ở vùng cầu An Hạ được mở rộng.

tại phía Bắc, vùng Hiệp Hòa trồng cây mía thử nghiệm, đem kết quả tốt. Ngoài ra còn nông sản phụ như cây ăn trái, xoài, chuối.

Buôn bán – vận tải

Thóc lúa là nguồn lợi chính, số lúa dư thừa đưa về xay xát ở Chợ Lớn. Dân ở đây khá năng động với thương lái đi các tỉnh miền đồng bằng mua sản phẩm đem về bán tại Chợ Lớn và Sài Gòn.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!