Cách đây non một năm, nhờ ơn cha con ông Bình mà trừ hại cho dân, quả nhiên huyện Thanh Thành ko6ng bị hổ thần làm náo loạn nữa. Thỏ dân làm ăn được yên dạ, vui vẻ, chắc mẩm rằng con yêu tin kia đã bỏ thân trong khe hiểm, vực sâu nào. Chỉ có một điều đáng nghi ngại là, từ khi hổ bị một phen đau đơn, tuy có biệt tích, nhưng không nhà đi săn nào tìm thấy xác chết nó ở đâu. Có lẽ nó chạy sang một quả núi khác ở tận vùng xa để chết.
Sự làm ăn của gia đình họ Đèo, sau khi đánh hổ, vẫn được vui vẻ, cường thịnh mãi đến ngày, không hiểu vì sao, Đèo Thắng Mãnh đi sang ăn giỗ ở một làng bên cạnh, đi đến quá ba ngày đêm mà vẫn không thấy trở về. Ông Bỉnh sốt ruột sai đầy tớ phi ngựa đi tìm, thì trở về, tên đầy tớ bảo rằng củ nhà làm giỗ nói Đèo tiên sinh về cách đây đã được ba hôm. Hôm ăn giỗ, sau khi cơm nước xong, đến xâm xẩm tối, Mãnh cáo từ về ngay, không nán lại một phút nào cả. Thế thì Mãnh vì sao mà biệt tích? Đi du lịch chăng? Lên tỉnh chăng? Xưa nay Mãnh đi đâu cũng đều về xin phép cha mẹ hẳn hoi, hoặc báo tin cho nhà biết. Lạ thật! Hay là hắn bị ám sát? Không có lẽ, vì M4nh có hiềm thù ai và có ghen tỵ, tranh cạnh cùng ai bao giờ? Có khi Mãnh mê cô nàng nào mà phút chốc bỏ nhà, bỏ của? Cái đó lại càng vô lý nữa. Vì xưa nay, Mãnh là người rất có giáo dục. Từ thuở nhỏ, Mãnh vẫn được học, vẫn được cha dậy cho thế nào là luân lý, cương thường. Bình sinh hắn đối với đàn bà, dẫu đối với những cô nàng tuyệt sắc, cũng không khi nào nó cử chỉ ra ngoài qui củ. Không lẽ nhất đán, hắn nỡ bỏ cha, bỏ vợ con và em đi theo một ả nhân tình? Vậy thì có lẽ hắn bị ám sát thật! Song lẽ, bên nhà người mời ăn giỗ, khách khứa đều là bạn tốt cả, có ai nỡ lòng giết Mãnh, mà có giết, thì để làm gì? Lạ. Lạ quá!
Ông Bỉnh cho người đi tìm con khắp bốn phía. Sau ba ngày tìm kiếm, Lần Phá thấy xác anh nằm trong khe đá, bên cạnh một dòng suối nhỏ, thân thể bị nát bét, ruồi bọ bâu đầy; mùi hôi thối xông lên sặc sụa, ngạt mũi. Khi khám tử thi, Phá rất lấy làm kinh ngạc.
Áo Mãnh vẫn còn lành lặn y nguyên, không rách. Chỉ có quần thì bị cắn nát, tơi tả ra từng mảnh, để lộ nửa người phía dưới ra ngoài. Nhờ sự rách quần ấy, Phá nhận rõ thấy anh mình bị một loài gì cắn mất hạ bộ. Và, không những thế, sau khi vạch làn tóc rối lòa xòa phủ kín mặt người chết, Phá lại nhận thấy Mảnh bị mất con mắt bên trái, ai đem móc ra và vứt đi tự bao giờ. Phá, đau lòng quá, quì xuống thây anh khóc sướt mươt, rồi không quản hôi thối, cõng anh lên vai chạy một mạch về nhà. Ông Bỉnh trông thấy xác con, vừa đau đớn vừa lo sợ. Lo sợ, vì ông suy nghĩ biết ngay Thắng Mãnh thiệt thân không phải tại bị người ám sát, mà chính là bị Thần hổ xám cắn tha đi. Thật là ông vô phúc! Lần này thế nào ông cũng bị diệt môn! Ông Bỉnh cuống cuồng lo ngại quá.
Ông Bỉnh thực là người thông minh, nhanh trí. Sự ông đoán không sai chút nào! Quả nhiên, con ác thú gần thành tinh kia chưa chết. Nó tuy bị một phen đau đớn cực điểm – mù một mắt, gẫy hai ba cái răng, cụt mất dương vật và sứt mất mũi, – song nó khỏe lắm, nó chống cự rất hăng hái với Tử Thần, với thương tích, nó chạy vào một khe núi rất sâu thẳm nằm dưỡng bệnh, nó cố bám lấy sự sống. Sau khi lăn lộn mãi trong một thời thập tử nhất sinh, nó thoát nạn, thương tích của nó dần dần vá lại, nó đoạt được mệnh số gần nghiêng ngửa, lung lay. Nó sống. Nó sống là nhờ lòng tận tụy, nghĩa thủy chung của một con hổ cái, vợ nó, ngày ngày hết sức rình mồi, săn các dã thú để nuôi nấng nó và hơn nữa, đi lùng trong rừng những thứ lá thuốc đem về cho nó ăn rồi đắp vào những vết thương cho nó. Người ta bảo giống vật không có trí khôn, nhưng thực quả Trời – đấng Hóa công tối thiêng liêng kia – đã phú cho mỗi loài một thứ khí giới riêng để bảo tồn lấy nói giống. Mỗi một con vật – không ai bảo mà biết – lại có riêng một thứ lá để dùng những khi có tật bệnh. Những thứ lá ấy toàn là vị thuốc rất nghiêm, rất hay. Người Mường tò mò theo vết chân khỉ đi hái thuốc, có tìm được một vài thứ lá ấy. Vì thế nên khonhie62uuo Mường có nhiều môn rất bí hiểm nhưng rất tài tình.
Nói tóm lại, con mãnh hổ xám kia nhờ được “hiền thê” nó săn sóc cho kh3oi chết. Cũng là bởi số nó chưa đến ngày đoan tuyệt, hóa nên quỉ thần xui khiến vợ nó không thè lưỡi vào những vết thương của nó, nếu không tất nó bị gai lưỡi làm cho thối da thối thịt mà thiệt thân, không tài gì cứu chữa được nữa. Con hổ xám phải nằm dưỡng bệnh trong hang mất hơn năm tháng. Qua khỏi cơn hoạn nạn, nó lại khỏe mạnh như thường, nhưng nó đâm ra tàn ác không biết thế nào mà kể. Trong lòng nó đeo sẵn một mối thù rất lớn đối với loài người, mối thù ấy chưa trả được nên tính khí nó sinh ra hung hăng nóng nẩy. Vả lại, nay nó đã hóa nên một con vật tàn tật, sống không có dsinh thú nữa; bản năng của nó không được trăm phần thỏa mãn; khiến vì thế nó thay hẳn cách ăn ở, sinh ra khó khăn, dữ dội ác nghiệt, hơn xưa nhiều. Thậm chí, vợ nó, nó cũng cấu xé, cắn dứt, đánh cho nó một trận nên thên rồi bỏ hắn, không nghĩ tới ân tình cũ và tấm lòng hi sinh đáng quí của con vợ ấy trong khi nó còn bị điêu đứng khổ sở xuýt nữa phải đi đời. Nó không nghĩ gì cả, nó quên hết, bây giờ nó dã man, bội bạc đến cực điểm rồi. Thì nào có sự gì lạ! Nó là một con vật còn sống, còn khỏe mạnh, nhưng đối với con cái, nó vô dụng đứt đi rồi. Nó không thể vừa lòng vợ nó được nữa, bởi lẽ nó không đủ tư cách làm cho vợ nó được bản năng thỏa nguyện. Thết tất con hổ cái phải đi lùng đực để bù vào chỗ khuyết điểm trong đời. Thần hổ xám biết mười mươi mình là phế vật, nhưng cũng vẫn ghen, vẫn tức, vẫn không bằng lòng cho vợ có ngoại tình. Gia dĩ tính nó đã đổi khác hẳn sau trận đòn thập tử nhất sinh, nó không nể nang gì vợ nữa, chỉ nghe tiếng gọi của sự tức giện, ghen ghét, nó nhẩy chồm lên đáng đuổi nhân tình vợ nó, và, sau khi con vật kia trốn chạy nó quay vào xông vồ lấy vợ, rồi nào vả, nào cấu, nào xé, nào cắn, tưng bừng túi bụi, đến nỗi vợ nó hoảng kinh phải cúp đuôi chạy thẳng, không dám cả gan quay lại nhìn chồng.
Thần hổ xám, sau khi vợ đi mất, được hoàn toàn tự do, không còn có điều gì bó buộc nữa. Nó bèn mạnh mẽ ra đi. Đi thì đi đâu? Trước tiên nó hãy tạm bỏ chốn rừng cũ, đi ngao du sang các núi bên cạnh vài ba tháng. Trong thời kỳ ngao du ấy, ngày nào nó cũng ngồi phục ở chỗ hay có người qua lại, rồi tìm cơ hội đổ ào ào vào giống người tất cả những nguồn oan hờn, căm giận chất chứa trong lòng từ trước đến nay. Ngày nào nó cũng vả chết hay cắn chết ba bốn người ít ra là một hai người. Nó ăn chán thì tha đi vứt vào bụi, dù no đến thế nào, thấy kẻ vô tội đi qua đường nó cũng không tha. Nó lại có một dấu hiệu đặc biệt để báo cho loài người biết oai quyền của nó: những kẻ bị hại đều mất một mắt và bị cắn mất bộ sinh dục, dù đàn ông hay đàn bà cũng vậy.
Khi Thần hổ trở lại huyện Thạch Thành, sáu tháng về sau, trong tai nó đã vó hơn một trăm vết đỏ và da nó thay hẳn ra màu xám.
Bây giờ mới đến lượt gia định ông Bình chịu số mệnh cay nghiệt nặng nề. Từ lúc Thần hổ lộn về, trong huyện náo động như có loạn. Thổ dân kinh khủng như nghe tiếng giặc tạt qua. Người bị thiệt thân đầu tiên là Đèo Thắng Mãnh. Hôm ấy Mãnh sang làng bên cạnh đánh chén, đến xâm xẩm tối thì trở ra vè. Uống rượu cần cả ngày, Mãnh say khướt, vừa đi vừa chập choạng. Thất thểu đi bộ được hơn một dặm, khi đến gần một tòa miếu cổ, Mãnh thấy một cái bóng đen, dài nhảy vút lại vồ mình. Thì ra Thần hổ ngồi chờ đấy từ buổi chiều, biết trước rằng Mãnh thế nào cũng sẽ trở về qua đấy. Mãnh nhận biết hổ, nhưng say quá, hoa cả mắt, lại mềm nhũn cả chân tay, vả không có khí giới đem theo, nên không tài nào chống cự nổi kẻ thù. Thành ra Mãnh bị hổ hành hình một cách đau đớn.
Mãnh vừa bỏ mạng, tối hôm sau trong huyện lại có người tiều phu vô phúc bị hổ vồ. Rồi hôm sau nữa, tấn thảm kịch lại diễn ra một lần nữa: ba người bị tát chết. Người nào cũng như người nào, đều mất mắt, va2ma61t bộ sinh dục.
Thần hổ đã để lại một dấu hiệu đáng ghê. Gớm ghê hơn nữa là xung quanh nhà ông Bỉnh, không sáng nào là không thấy vết chân cọp in sâu vào đất, và dấu bọt mép của con ác thú ấy lênh láng trên thềm nhà. Cả nhà ôthe62Binh lo sợ quá. Chỉ có ngót một tháng tròi mà nhà thiện xạ đầu đã bạc phơ, thho6ng mặt già hẳn đi nhiều lắm. Trong huyện, không ai dám đi đâu buổi sáng trước mười giờ, và quá ba giờ chiều mọi nhà đều đóng cửa ngõ kín mít. Thần hổ đã đem đến cho thổ dân một vẻ hãi hùng cực điểm. Sự sinh hoạt vì thế, hóa ra khó khăn vô kể; dân huyện Thạch Thành không bị nạn mất mùa, lụt lội, mà cũng sống khổ sở như trong những buổi mất mùa. Quan huyện, thương dân ngày đêm lo lắng không biết cách gì giải thoát tai ương được.
Ông Bỉnh biết rằng tình thế như vậy tất không tài nào ở yên được, ông bèn nghĩ cách di cư cả gia đình, đi sang ngụ ở một khu đất khác, lành hơn. Đi là phải lắm, nhưng đi bằng cách gì, làm thế nào đi cho thoát? Ông Bỉnh nghĩ mãi, sau ông tìm ra một cách; nhờ quan huyện thuê cho một chiếc xe ô 6o6 lớn, ông bỏ tất cả đồ đạc ở lại, chỉ thu lấy tiền tài và những vật quí rồi sắm sửa ra đi.
Trước khi đi, ông vào khóc lạy từ quan huyện và đem theo một đứa cháu giao cho bạn dặn rằng:
– Thằng này là Đèo Lầm Khẳng. Nó là con trai trưởng của thằng Phá nhà tôi. Tôi xem trong họ chỉ có nó là thông minh hơn cả. Chúng tôi đi lần này, chửa biết sống chết thế nào – vì ”ngài” đã thù, e rằng khó lòng trôn thoát – nên tôi phải đem cháu ký thác cho quán lớn, mong quan lớn ghĩ ân tình cũ, săn sóc nuôi nó hộ tôi. Khi nào nó khôn lớn, quan lớn sẽ kể lại lịch sử của gia đình nhà tôi cho nó nghe.
Nói xong, ông Bỉnh sụt sùi, cáo từ ra về. Ông lại đem một đứa cháu bé nữa, mới 12 tuổi, con thứ hai Đèo Thắng Mãnh, gửi một người bạn thân khác, ông cai tổng cựu. Rồi, một buổi sáng khi ông xem chừng Thần hổ đã trở vào rừng rồi, ông bèn đem họ hàng lên xe ô tô, cùng chạy sang Cẩm Thủy. Đến nơi, ông vào ở tạm nhà một người thông gia, nghe những lẽ khiến ông phải xin sang ở nhờ, và có khi, ngụ cư luôn ở Cẩm Thủy. Gia đình nhà ông Bỉnh ở Cẩm Thủy nghe chừng như yên ổn, bởi cớ sau khi ngụ được ba ngày ba đêm vẫn không thấy sự gì quái lạ xảy ra cả. Ông Bỉnh vững dạ, bèn thuê làm một cái nhà sàn rộng rãi, vững vàng, để dọn sang cho khỏi phiền lụy, khỏi chật chội.
Cách đây bốn năm hôm sau, cả gia đình họ Đèo đã an cư tại huyện Cẩm Thủy, trên một chiếc nhà sàn cao sạch. Ông Bỉnh tưởng rằng thay chỗ ở, tức là tránh khỏi nạn hổ thù. Ai hay đâu số phận họ Đèo ngày ấy đã tận, xui nên Thần hổ thheo dõi được mãi tới Cẩm Thủy, dò biết được chỗ ở của cha con nhà thiện xạ làm hại nó khi xưa. Rồi một buổi chiều, vào quãng xẩm tối, khi cả nhà ông Bỉnh vui vẻ ngồi xung quanh mâm cơm, đương mải mê ăn uống, một cái bóng đen từ đâu không rõ, nhẩy xổ qua khuôn cửa, xông lên nhà sàn. Cha con Đèo Lầm Phá không còn thì giờ đâu đứng dậy đối địch với loài mãnh thú. Trong khi cả nhà kinh hoảng, kêu la cầu cứu thất thanh, Thần hổ cứ điềm nhiên quay sang trái, nhảy sang phải, mỗi một lần cựa mình là một lần phân phát cho già trẻ lớn bé những cái vả, những cái tát, những cái ngoạm lẹ làng. Thương hại thay một gia đình vô tội, trong khoảnh khắc, không còn ai sống sót! Thần hổ xám khôn lắm, trước tiên tát cho ông Bỉnh quỵ xuống đã, rồi quay vào cắn cổ người thứ hai khỏe nhất trong nhà là Lầm Phá. Xong đâu đấy, nó mới lần lượt sửa cho đàn bà con trẻ, mỗi người một miếng đòn hằn. Trong khi hốt hoảng, chả ai kịp đề phòng, hóa nên cùng ngã gục xuống như một đống người bằn rơm rạ. Lúc ai nấy nằm ngổn ngang bất tỉnh nhân sự, Thần hổ mới để lại trên những xác chết cái dấu hiệu ghe gớm, dị kỳ: xác nào cũng bị móc mất mắt bên trái và mất hạ bộ. Công việc báo thù đã làm yên ổn cả. Thần hổ đứng nhìn một khắc cho hả giận, rồi vẫy đuôi một cái rõ mạnh, nhẩy vụt qua cửa sổ, chui vào quãng tối âm u.
Ông cha Đèo Lầm Khẳng, từ đấy, đều hóa ra người thiên cổ.
Mối thù đã trả được, Thầnho63T bỏ hai huyện Thạch Thành và Cẩm Thủy vào ẩn thân ơ nơi rừng thẳm núi sâu. Dân hai huyện, trong năm sáu năm, không thấy tăm tích con ác thú ấy đâu nữa, nên được yên lòng làm ăn như cũ, không phải đêm ngày thấp thỏm lo sợ, hãi hùng. Vả lại, ngày nay số trăm vết đỏ trong tai đã đủ, nó không cần phải giết người vô tội làm gì. Máu hiếu sát của nó nghe chừng cũng bớt nồng nàn, hăng hái. Ông thầy Mo Slẩy ở chợ Kim Tân cho rằng Thần hổ chui vào động để tinh dưỡng và tu luyện cho thành tinh: nếu tu đắc đạo, nó sẽ có thể sống ngoài ba bốn trăm tuổi. Đó là một lời phỏng đoán, song thổ dân tin là rất đúng, không ai dám ngạo mạn cãi là không đúng bao giờ. Vì tin ngưỡng đó, Thần hổ được sùng kín như một vị Thượng Thánh.