14 – Dựng lại ngôi vua Chân Lạp, dỗ dành nhân dân Gia Định

Chân Lạp tức là nước Cao Man bây giờ. Từ khi họ Nguyễn bắt đầu làm Chúa ở đất Thuận Hóa, nước ấy luôn luôn xảy ra nội loạn, phải nhờ binh lực của các chúa Nguyễn hoặc các tướng tá giúp cho. Bởi vậy, các vua Chân Lạp trước kia vẫn hàng năm tiến cống chúa Nguyễn, những đất Trấn Biên, Phiên Trấn, Hà Tiên, Sa Đéc, Tân Châu, Châu Đốc (1) đều của các vua Chân Lạp dưng nộp các chúa họ Nguyễn để đền công hoặc trả ơn sau khi mấy vị ấy đã bênh vực che chở cho họ.

Năm Kỷ Hợi (1779) vua hai và vua ba nước Chân Lạp đều bị vua đầu là Nặc-Ông-Vinh giết hại, và chiếm trọng quyền làm vua. Bề tôi vua hai là Chiêu-Thùy Mô-Đê Đô-Luyện giữ đất Phong-Xui, Vị-Bôn-Xu giữ đất La Bích, (Ba-Rạch), chống nhau với Nặc-Ông-Vinh, một mặt sai người sang dinh Long Hồ cầu cứu.

Lúc ấy vua Gia Long còn làm Đại nguyên soái ở đất Gia Định. Ngài sai Đỗ Thành Nhân, Hồ Văn Lâm và Dương Công Trừng dẫn quân sang đánh.

Sau khi đả bắt sống được Nặc-Ông-Vinh giết đi các tướng theo lệnh Ngài, lập đứa con trai tám tuổi của vua hai. Nặc-Ông-Ân lên làm vua, và để Hồ Văn Lân ở lại bảo hộ cho hắn.

Tới khi Tây Sơn lấy mất Gia Định. Vua Gia Long bạt sang Xiêm La, thì quyền Bảo hộ nước Chân Lạp lại thuộc về cái nước đã chu7a1c chấp Ngài hồi ấy.

Nặc-Ông-Ân chết, theo mạng vua Xiêm, con trai là Nặc-Ông-Chân được nối ngôi cha. Sau đó ít al6u, Chân bỏ nước Xiêm quay sang thần phục nước Nam.

Ba em ruột Chân là Nặc-Ông-Nguyên, Nặc-Ông-Đôn, và Nặc-Ông-Lem muốn tranh quyền của anh, bị thua mới chạy sang Xiêm La cầu cứu vua Xiêm bắt Chân phải chia đất cho cả các em, nhưng Chân không chịu. Vua Xiêm cho quân kéo đến xứ Bát-Tăm-Băng, chựa đánh sang thành La Bích, kinh đô của nước Chân Lạp. Chân biết sức mình không thể địch lại quân Xiêm, mới cah5y sang đạo Tân Châu, dưng biểu cầu cứu (2).

Tổng trấn Gia Định là Nguyễn Văn Châu đem việc đó tâu về Phú Xuân, vua Gia Long cho đòi Duyệt và Nguyễn Văn Thành về kinh cùng bàn.

Duyệt và Thành đều nói:

– Nước ta với nước Xiêm đã có giao hảo với nhau, nếu bỗng chốc mà gây ra mối chiến tranh, lợi hại không phải là nhỏ. Vậy xin sai viên Tổng Trấn Gia Định cắt một viên tướng đi tuần ngoài biên dò coi hư, thật ra sao, rồi sẽ tùy nghi mà xử trí cũng chưa muộn gì.

Vua Gia Long cho theo lời.

Duyệt lại đi ra Quảng Ngãi kinh lục các việc biên thùy.

Cuối năm Tân Mùi (1811), quân Xiêm kéo sang đánh thành La Bích, Nặc-Ông-Chân phải chạy lên đất Gia Định, vua Gia Long sai quan Tổng trấn Gia Định để Chân ở nhà phiên để, cấp cho tiền bạc lúa gạo để mà chi dùng. Rồi ngài sai sứ đem quốc thư sang hỏi vua Xiêm vì lẽ gì mà đánh Chân Lạp.

Qua năm sau (1812), có sứ của vua Xiêm sang dâng đáp rằng: Việc đánh Chân Lạp, chẳng qua chỉ muốn giảng hòa cho anh em Nặc-Ông-Chân, không có ý gì khác cả. Nay nước Việt Nam muốn xử việc ấy bằng cách nào, nước Xiêm cũng bằng lòng.

Tiếp thư trả lời của nước Xiêm, vua Gia Long muốn kén một viên đại tướng đem quân hội với quân Xiêm cùng đưa Nặc-Ông-Chân về nước. Ngài bèn đói Duyệt ở Quảng Ngãi về Phú Xuân, giao cho lãnh nhận việc đó.

Trước khi đi, vua Gia Long có dặn sơ sơ về cách xử trí với hai nước Xiêm, Lạp. Và phong Duyệt làm chức Tổng trấn Gia Định, coi cả hai trấn Bình Thuận, Hà Tiên, cho Ngô Nhân Tĩnh làm Hiệp tổng trấn, thuộc dưới quyền Duyệt, phái đạo Thần Sách quân ở Thanh, Nghệ và Ngũ quân ở Bắc Thành cùng ba ngàn tượng binh theo Duyệt vào đóng thú ở đất Gia Định.

Tới nơi, vừa gặp sứ của vua Xiêm là Phi-Nhã Ba-Kha-A-Mặc sang Gia Định, Duyệt có ngựa trạm đưa hẳn ra thành Phú Xuân yết kiến vua Gia Long.

Đầu năm Quí Dậu (1813), Duyệt và Tĩnh, theo mạng vua Gia Long, đem một đội binh thuyền và một vạn ba ngàn quân sỹ đưa Nặc-Ông-Chân về Chân Lạp. Phi-Nhã Ba-Kha-A-Mặc ở Phú Xuân cũng vừa tới đó, va bèn đem tụi bộ hạ đi theo.

Trong khi Duyệt ở dọc đường, người Xiêm thấy quân Duyệt phải đi xa xôi, số tướng sĩ cũng không nhiều lắm, nên họ bên ngoài thì giả làm bộ hòa hảo, bề trong vẫn dự bị khí giới, muốn thừa lúc đánh lẻn quân Duyệt. Lúc Duyệt tới nơi, quân thấy bóng đã sợ không dám động dụng gì hết.

Đại binh đến Long-Áo, tướng Xiêm là bọn Phì-Sai-Phú-Liên-Tra cùng vào cửa viên lạy nhận chiếu thư. Duyệt sai bộ hạ của Nặc-Ông-Chân là Cao-La-Hâm đem năm trăm quân đưa va vào thành La Bích. Rồi Duyệt đóng quân ở ngoài, tuyên bố hiệu lệnh nghiêm cấm quân sỹ không được cướp bóc, quấy nhiễu. Nhờ đó, dân nước Chân Lạp đều được yên tĩnh.

Kế đó, vua Xiêm và tướng Xiêm đều đưa nhiều thứ của báu tặng Duyệt.

“Theo phép một kẻ làm tôi không được giao thiệp với nước ngoài, không dám nhận riêng những lễ vật của nước ngoài gửi tặng”, nghĩ vậy, Duyệt bèn dưng sớ tâu vua.

Tiếp lá sớ ấy, vua Gia Long dạy Duyệt cứ nhận. Ngài lại sai quan Gia Định phải trích trong kho lấy một vạn quan mua nhiều đồ Tầu đem đến quân thứ xang làm của riêng của Duyệt, để Duyệt tặng lại vua Xiêm và tướng Xiêm.

Trước kia, nước Xiêm có hẹn với bên này rằng: chừng nào Nặc-Ông-Chân vào thành La Bích, họ sẽ rút quân về nước, và trao trả Nặc-Ông-Nguyên cho mình. Nhưng đến khi ấy, công việc của Nặc-Ông-Chân đã xong, mà quân Xiêm vẫn đóng ở đó không về, họ cũng không đưa Nặc-Ông-Nguyên sang trả. Duyệt đem việc đó tâu vua Gia Long và nói thêm rằng:

“Nước Xiêm muốn lấy nước Chân Lạp, tất nhiên họ phải dùng Nặc-Ông-Nguyên làm món hàng buôn, nước ta muốn cho Gia Định có chỗ che chắn, tất nhiên phải dùng Nặc-Ông-Chân làm kẻ phiên thần. Việc ta đưa Nặc-Ông-Chân về nước, không lợi cho người Xiêm nhiều lắm. Như vậy, vua Xiêm chưa chắc đã không tính toán mưu mẹo, vua Phiên (3) chưa chắc đã khỏi ngại về sau.

Nay ta đóng hoài ở đây, thì quân mình sẽ bị già hết, tiền tài sẽ hại phí rất nhiều, nếu rút quân về thì vua Phiên sức lực đơn yếu không thể ngăn ngừa. vả lại, cái thành La Bích vừa nhỏ hẹp vừa bẩn thỉu, không thể giữ được.

Vậy xin cất lại vòng thành Nam vang để cho vua Phiên sang ở, và xin đắp thêm vòng thành Lô Am để chứa đóng các thứ khí giới lương thực. Chừng nào các vòng thành cất đắp đã xong thì để một số quân ở lại giúp nước Chân Lạp, còn đại quân rút về đ1ong ở Gia Định, coi thử động tĩnh ra sao.

Làm như vậy, vừa thuận lẽ phải, và khỏe quân lính, muốn chiến thì chiến, muốn hòa thì hòa, cái cơ thắng trận bao giờ cũng ở bên mình.”

Vua Gia Long khen phải, Ngài bèn sai Duyệt đem thủy quân đóng ở sông Sà Năng, bộ quân giữ các nơi hiểm yếu. Rồi cho người hỏa tốc đưa thư sang Xiêm trách hỏi, về hai việc nói trên.

Bây giờ tướng Xiêm mới chịu lui quân về Bát-Tam-Băng, chẳng bao lâu thì rút về nước.

Quân Duyệt xây xong hai thành Nam Vang và La Am, lại cất trên thành một nếp đền cao kêu là An Biên Đài và dựng trên đài An Biên một ngôi nah2 lớn kêu là Nhu Viễn Đường, để làm nơi cho vua Chân Lạp lên đó bái vọng về kinh Phú Xuân.

Rồi Duyệt đem đại quân về Gia Định, để Văn Thụy và một ngàn quân ở lại, giữ thành Nam Vang bảo hộ cho vua Chân Lạp.

Chẳng bao lâu, vua Chân Lạp sai sứ đem 88 con voi sang cống, Duyệt thấy nước phiên vừa mới dựng lại, kho đụn hãy còn trống không, xin trích tiền kho trả họ đủ giá một bầy voi đó.

Vua Gia Long ưng ý.

Từ khi trở về Gia Định, Duyệt hết sức sửa sang mọi việc trong hạt, trừ những điều hại, mưu những điều lợi, dân tình rất là yên ổn.

Lúc ấy, Gia Định hãy còn lắm hạng người du đãng, mà thường thường trốn về làng quê, tụ nhau ăn trộm ăn cướp, Duyệt biết chuyện đó, liền lập điều cấm rất nghiêm: Một mặt bắt dân sở tại phải dò xét những kẻ cướp trộm mật báo với quan, để quan truy nã, trị tội; một mặt thì khuyên dỗ những đứa gian phi ấy cho phép được ra thú tội.

Nhờ vậy, trộm cướp hết dần, dân được ở yên.

Duyệt lại dưng sớ tâu vua, đại ý nói rằng:

“Thủa trước vì ngoài biên có việc chinh chiến, mới phải bắt thêm lính làng. Tuy việc đó là việc tạm thời, chứ không phải việc al6u dài, mà lòng người vẫn rất lo sợ, đến nỗi chúng phải dối dá, giấu diếm, cốt tránh cho khỏi tòng quân, nay sự ấy đã thành thói quen thật là điều tệ cần phải sửa đổi.

Vả trong, khắp trong gầm trời, người nào không phải bề tôi nhà vua? Đời xưa, trong sách Châu Quan có lệ mỗi năm phải biên rõ số dân dưng lên, trong thiên Nội Chánh có nói chia hạng dân cư cho được rành rõ, đó cũng đều là lấy dân làm trọng. Vậy xin bắt quan sở tại các nơi, phải xét trong hạt mỗi năm có bao nhiêu dân đúng tuổi thành đinh (18 tuổi) thì đưa vào bộ cho hết. Nếu có kẻ nào tình nguyện sung vào những đội vệ binh, kỵ binh, hay thủy binh thì sau khi xét hỏi chắc chắn, cũng phải nêu tên vào sổ, phòng khi có việc phải tra cứu đến, khỏi sơ xuất, gải mạo.

Vua Gia Long y lời tâu đó.

Qua năm Giáp Tuất (1814), Thừa Thiên Hoàng hậu (tức mẹ vua Gia Long) tạ thế, Duyệt dưng sớ xin cho về kinh chịu tang nhưng vua Gia Long không nghe, bắt Duyệt cứ phải ở lại Gia Định.


(1): Tức là Nam Kỳ ngày nay

(2): Theo Cao Miên thế kỷ lược.

(3): Tức là vua Chân Lạp

Viết một bình luận

error: Content is protected !!