Trong túi mật và đường dẫn mật có “khối đá” (sỏi) gọi là ”Đởm kết thạch”, ta thường gọi là sỏi mật. Sự hình thành bệnh này có quan hệ mật thiết vói sự tích tụ nước mật (đởm trấp), cảm nhiễm ở đường dẫn mật (do giun đũa, sán lá và vi khuẩn gây nên) và sự chuyển hóa không diều hòa chất Cholesterol.
Sỏi mật khi không gây nên tắc đường dẫn mật thì không rõ triệu chứng, hoặc chỉ có cùng dạ dày không khoan khoái, tiêu hóa không tốt, thỉnh thoảng kèm theo đau nhẹ ở vùng giữa bụng và hạ sườn. Nếu sỏi mật di chuyển, đặc biệt là khi tắc ống dẫn mật thì sẽ xuất hiện chứng bụng trên bẽn phải đau dữ dội, đau lan tới vai bên phải. Cơn đau thường phát từng trận, đau như thắt và có lợm giọng, nôn mửa. Ống dẫn mật chủ (cholédoque) bị sỏi làm tắc nghẽn hoàn toàn, xuất hiện triệu chứng vàng da (hoàng đản), đại tiện phân trắng, tiểu tiện màu vàng pha nâu, nếu kèm theo cảm nhiễm đường dẫn mật thì có sốt cao, rét thấu xương, vùng túi mật có áp thống, tế bào máu tăng cao.