Sỏi hệ tiết niệu là chỉ hệ thống tiết niệu có ”khối thạch” (sỏi) hình thành. Bệnh này có thể phát sinh ở các bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang. Nguyên nhân kết th1ch (tạo sỏi) có rất nhiều như: hệ tiết niệu có dị vật ngăn trở, cảm nhiễm, và khó khăn trong việc chuyển hóa cơ sở đều có thể dẫn tới tạo thành sỏi. Dù là sỏi ở bộ phận nào đều có các triệu chứng: đau, bài tiết khó khăn, tiểu tiên gáp và đái ra máu … Nhưng cũng có tính đặc thù như: sỏi thận và sỏi niệu quản thường gặp ở tuổi thanh niên, thường hay đau một bên. có cơn đau co thắt thận (yêu thống). Cơn đau lan tới huyệt Hội âm, đái ra máu, bài xuất sỏi … Sỏi bàng quang hay gặp ở nam giới, trẻ em và người già. Ngoài tiểu tiện máu ra còn có chứng bài niệu khó khăn, hoặc quãng giữa khi bài tiết bị đau. Nếu là sỏi ở niệu đạo thì ống tiết niệu bị nhỏ đi, thậm chí không đi tiểu được, có lúc tại ngọc hành có thể sờ thấy viên sỏi, đồng thời đau dữ dội, ngọc hành có hiện tượng đau và phù thũng. Muốn phòng trị sỏi tiết niệu, ngoài việc dùng thuốc ra, còn cần tự mình điều chỉnh trong sinh hoạt thường ngày.