Mắt cận thị

Cận tCa65nla2 chỉ bệnh về mắt do chiết quang không chính xác, trong trạng thái tĩnh, mắt điều tiết các tia sáng song song đi qua mắt, sau khi chiết quang tụ thành tiêu điểm rơi vào trước võng mạc của mắt (Rétine) – Đặc trưng chủ yếu của bệnh là nhìn vật ở xa mơ hồ, không rõ, nhìn vật ở gần vẫn bình thường. Bệnh này hay phát sinh ở thời kỳ thanh thiếu niên, trừ một số người do nhân tố di truyền ra, đại bộ phận là do ánh sáng để xem sách không đủ, tư thế ngồi không chính xác, thói quen dùng mắt không tốt, thiếu dinh dưỡng mà tạo thành.

Cận thị độ nhẹ tuy nhìn vật thể ở xa, không rõ, nhưng nhìn vật thể ở gần thì không bị ảnh hưởng gì. Cận thị độ trung bình, nhìn vật ở xa thì mức độ mơ hồn nặng hơn, bệnh nhân thường hé mắt nhìn vật. Người cận thị nặng, khả năng nhìn xa càng mơ hồ hơn, khi viết chữ hoặc khi làm việc ở cự ly gần, cự ly giữa nhãn cầu và mục tiêu càng ngắn, làm việc lâu hiện sức nhìn gần giảm à mắt đau, mắt sưng (trướng), đau đầu v.v … Đó là các triệu chứng mệt mỏi về thị lực. Đồng thời rất nhiều bệnh nhân cận thị thường xuất hiện hiện tượng ruồi bay (mouche volante) ở trước mặt; có bóng đen như con ruồi bay lượng. Bóng đen ấy cứ bay đi bay lại, có lúc có, có lúc không. Nói chung không ảnh hưởng đến thị lực. Chứng trạng này khoa học gọi là chứng vẩn đụn thể pha lê (corps vitré).

Viết một bình luận

error: Content is protected !!