Thời kỳ trước khi đẻ, thời kỳ sinh đẻ, và thời kỳ sau khi đẻ, vi khuẩn xâm nhập theo đường sinh đẻ; hoặc sản phụ trước khi đẻ đã có vi khuẩn ký sinh trong cơ thể. Khi đường sinh đẻ bị tổn thương là mắc bệnh. Hoặc vốn có sẵn ổ bệnh, tới lúc đẻ, vi khuẩn tiềm ẩn bắt đầu hoạt động gây ra cảm nhiễm v.v … Cảm nhiễm phát sinh ở đường sinh dục gọi là “Cảm nhiễm sau khi đẻ”. Các sản phụ mà điều kiện kinh tế kém, mức sinh hoạt thấp, không chú ý vệ sinh, các sản phụ sau khi cắt bỏ tử cung, các sản phụ tiếp tục sống theo lối cũ … rất dễ phát sinh thứ cảm nhiễm này.
Chứng trạng cảm nhiễm sau khi đẻ, nói chung xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi đẻ. Bộ phận bị cảm nhiễm khác nhau, thì chức trạng cũng khác nhau. Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung phát viêm có biểu hiện: cục bộ sưng đỏ, đau hoặc chạm vào là đau, nhiệt độ không quá 38 độ C. Nếu vùng hội âm hóa mủ, bệnh có thể bị rét dữ, thân nhiệt lên cao rõ rệt. Nếu niêm mạc tử cung viêm, cơ tử cung viêm là một loại chứng cảm nhiễm sau khi đẻ rất thường gặp. Người nhẹ thì sau khi đẻ 3-4 ngày xuất hiện sốt ẩn (không quá 38,5 độ C), đau bụng dưới, nước ối có mùi hôi, mạch đập nhanh. Người ở thể nặng có thể rét dữ, sốt cao, thân nhiệt tới 39-40 độ C, tử cung không rõ áp thống. Nếu không kịp thời điều trị, cảm nhiễm phát triển rất nhanh có thể dẫn đến viêm tổ chức liên kết trong khung chậu, viêm vòi trứng cấp tính, viêm phúc mạc khung chậu viêm tắc tĩnh mạch, thậm chí thành nũng độc huyết chứng (mu3 và nhiễm độc máu) hoặc bại huyết chứng còn gọi là trẻ nhiễm trùng máu (Septicemie) …