Bệnh sởi

Bệnh sởi, Đông y gọi là ”Chẩn tử” là bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp và mọc chẩn thường gặp ở trẻ em. Sởi là một bệnh lây theo đường nước bọt thông qua sự ho, hắt hơi của bệnh nhân. Trẻ em chưa mắc bệnh sởi bao giờ (gọi là dị cảm nhi) rất dễ mắc sởi. Trẻ em trong vòng 6 tháng tuổi, còn đủ sức miễn dịch thụ động do mẹ truyền sang nên nói chung ít mắc bệnh này.

Biểu hiện ban đầu của bệnh gồm có ho, phát sốt, chảy nước mũi, màng tiếp hợp sung huyết, sợ ánh sáng v.v … rất giống nhiểm cảm gió. Sau từ 2-4 ngày niêm mạc ở khoang miệng thô ráp, có điểm trắng (gọi là ban niêm mạc sởi). Từ đó da xuất hiện nốt chẩn màu đỏ. Nốt sởi phát đến rốn thì sốt lui dần, nốt chẩn đỏ cũng bắt đầu giảm dần. Sau đó xuất hiện rụng lông mày và ban có màu nâu. Bệnh nặng có thể gây viêm yết hầu, viêm phổi, viêm tai giữa.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!