Vụ án 35: Nữ y tá ác quỷ đội lốt thiên thần

Đọc toàn bộ nội dung vụ án

………

Tội ác của Allitt diễn ra trong vòng 59 ngày (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1991) tại bệnh viện Grantham và Kesteven ở Lincolnshire, miền trung nước Anh nơi có dân số gần 100.000 người, một phần ba trong số đó là trẻ em. Mỗi năm có hơn 2.000 bé chào đời và phần lớn được sinh ra ở bệnh viện Kesteven.

Mặc dù, Allitt liên tục thi trượt kỳ thi y tá, nhưng cô ta vẫn được nhận vào bệnh viện Grantham & Kesteven với hợp đồng tạm thời sáu tháng do nơi này thiếu nhân viên.

Trong hai ngày nhận việc tại khu nhi thuộc BV Grantham & Kesteven, nữ y tá 23 tuổi này thể hiện mình rất nhiệt tình với công việc. Không ai hay biết về quá khứ của cô ta hay cân nhắc kĩ khi quyết định để Allitt tiếp cận những đứa trẻ mong manh đó.

Cô ta dường như rất chú ý đến các bệnh nhi mặc dù có điều kỳ quặc là cô ta không bao giờ bế các bệnh nhi đang kêu khóc và cũng không biểu hiện cảm xúc gì khi các bé qua đời.

……….

Khi sức khỏe Liam khá hơn, Allitt một lần nữa đảm bảo với bố mẹ bé rằng cô ta sẽ chăm sóc và theo dõi bé cẩn thận. Cô ta thậm chí còn tình nguyện làm thêm giờ vào đêm thứ hai bé Liam nằm viện. Bố mẹ Liam quyết định ở lại viện và ngủ ở một phòng cạnh phòng của cậu bé.

Lúc nửa đêm, Liam lên cơn khó thở nhưng các bác sĩ tại bệnh viện đều cho rằng bé sẽ ổn và để Allitt một mình với cậu bé. Mọi chuyện sau đó diễn biến thực sự tồi tệ. Allitt bảo hai y tá lấy cho cô ta một số thứ.

……..

Bố mẹ Liam đã phải dằn lòng quyết định bỏ máy trợ thở để bé ra đi. Vốn không có tiền sử bệnh tim nhưng Liam đã bị suy tim một cách khó hiểu.

Beverly Allitt chứng kiến toàn bộ quá trình cấp cứu Liam, không nói một lời rồi lẳng lặng mặc áo khoác và về nhà. Không ai hỏi cô ta điều gì dù cô ta luôn ở bên Liam. Sau đó, Allitt lại đi làm như chưa có chuyện gì xảy ra.

………

Ngày 5/3/1991, hai tuần sau khi Liam Taylor qua đời, khu số 4 khoa Nhi lại tiếp nhận một bệnh nhi khác. Timothy Hardwick, 11 tuổi, bị chứng bại não và lên cơn động kinh. Allitt nhanh chóng nhận nhiệm vụ chăm sóc cậu bé. Cô ta khá quan tâm tới Timothy nhưng chỉ vài phút sau khi ở một mình bên cậu bé, cô ta đã lao đi gọi cấp cứu, hô lên rằng tim bệnh nhân ngừng đập.

……….

Năm ngày sau, bé Kayley Desmond, hơn 1 tuổi, đã nhập viện do ngực bị sung huyết.

………

Kayley được hồi sức và chuyển tới một bệnh viện ở Nottingham. Sau khi kiểm tra kỹ càng, bác sĩ ở đây phát hiện ra một vết châm bất thường dưới nách bé. Nhưng tất cả chỉ dừng ở đó, mà không có cuộc điều tra nào.

Tại bệnh viện Grantham & Kesteven, chỉ trong 4 ngày đã có thêm 3 bệnh nhi diễn biến bất thường về tình trạng sức khỏe khi đang được Allitt trông coi.

………

Và lần này là bé Claire Peck bị bệnh hen, được trợ thở trong phòng điều trị. Như thường lệ, Allitt vẫn ở một mình với bệnh nhi. Nhưng chỉ vài phút sau, Claire lên cơn đau tim.

Các bác sĩ nhanh chóng ập vào phòng và sau khi hồi sức thành công cho Claire, họ để bé một mình với Allitt. Một lần nữa, Allitt lại thất thanh gọi bác sĩ. Nhưng lần này, họ đã không thể cứu được Claire. Khi bé tắt thở, một bác sĩ nói: “Điều này lẽ ra không bao giờ xảy ra”.

Đến lúc này, các bác sĩ tại bệnh viện bắt đầu nghi ngờ rằng có gì đó không ổn, tại sao lại có quá nhiều bệnh nhi chết hoặc rơi vào tình trạng tính mạng bị đe dọa chỉ trong một thời gian ngắn như vậy? Và điều quan trọng là các bệnh nhi đều do cùng một y tá chăm sóc.

………

Họ kiểm tra xem có virus trong không khí không nhưng không tìm thấy gì. Xét nghiệm cho thấy có 1 lượng kali cao bất thường trong máu nạn nhân cuối cùng, khiến cuộc điều tra trở nên cấp bách hơn.

Tuy nhiên, mãi đến ngày 2/5/1991, bệnh viện mới gọi cảnh sát vào cuộc. Cảnh sát đã khai quật xác Claire để xét nghiệm thêm và phát hiện dấu vết thuốc gây tê trong các mô, một chất được dùng trong trường hợp tim bị ngừng đập nhưng chỉ dùng với người lớn. Sĩ quan cảnh sát Stuart Clifton cho rằng có bàn tay kẻ sát nhân ở bệnh viện.

Ông kiểm tra các trường hợp khác và phát hiện nhiều bé có lượng insulin cao bất thường trong cơ thể. Ông cũng biết rằng chính y tá Allitt là người báo tủ lạnh chứa insulin bị mất chìa khóa. Ông đã kiểm tra mọi thông tin, trò chuyện với bố mẹ các nạn nhân và lắp camera an ninh ở khu vực số 4.

Trong khi rà soát nhật ký chăm sóc bệnh nhi hàng ngày của bệnh viện, các thám tử phát hiện một số trang bị mất. Đó chính là những trang tương ứng với thời gian bé Paul Crampton vào khu vực số 4. Thấy khả nghi, họ tiếp tục xem xét 25 trang ghi lại nhật ký chăm sóc 13 bệnh nhi, trong đó 4 bệnh nhi đã tử vong, để tìm kiếm manh mối.

Điểm chung của các trang hiện ra rõ ràng: Beverly Allitt là người duy nhất có mặt trong lịch chăm sóc tất cả 13 bệnh nhi. Và ngày 21/5/1991, nữ y tá “tử thần” đã bị bắt.

Allitt phủ nhận dính líu vào các vụ giết hại và làm bị thương 13 bệnh nhi, cô ta khăng khăng chỉ làm mỗi việc là chăm sóc các bé. Cô ta không tỏ thái độ hồi hộp khi bị thẩm vấn. Tuy nhiên, khi lục soát nhà của Allitt, cảnh sát phát hiện một số trang ghi chép lịch chăm sóc bệnh nhi bị mất.

Allitt được bảo lãnh nhưng sau đó đã bị bắt lại và đưa ra xét xử với cáo buộc giết 4 bệnh nhi và 22 tội danh cố ý giết người và gây thương tích nghiêm trọng.

Phiên tòa xét xử “thiên thần báo tử” đặc biệt thu hút dư luận Anh. Hơn 200 phóng viên đã đăng ký dự phiên tòa, bốn bộ phim tài liệu, ba cuốn sách và vô số bài viết xoáy sâu vào vụ việc.

Trong những ngày Allitt còn đang bị điều tra, phóng viên báo lá cải đã tìm mọi cách để săn tin về vụ giết người hàng loạt đặc biệt nghiêm trọng này. Họ đóng giả thám tử thu thập thông tin, giả vờ làm người mua nhà… để tìm cách tiếp cận với một trong những gia đình nạn nhân của Allitt.

Vụ Allitt thu hút dư luận không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của sự việc mà nó còn phản ánh thực trạng quá tải đến mức tắc trách của hệ thống y tế Anh lúc bấy giờ.


Trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng, kẻ sát nhân bị mắc tới hai chứng rối loạn tính cách rất nghiêm trọng.

Vậy nữ y tá “tử thần” Allitt đã mắc phải hội chứng gì? Do liên quan đến khoa học y học, nên phía cảnh sát đã phải mời chuyên gia giỏi từ khắp nơi trên thế giới đến để giải thích, phân tích vụ việc dưới góc độ chuyên môn.

Và kết luận cuối cùng là Allitt mắc cả hội chứng Munchausen và Munchausen by Proxy. Đây có thể là lý do tại sao Allitt có thể hành động không ghê tay với các bệnh nhi yếu ớt.

Người mắc hội chứng Munchausen là những người giả vờ ốm đau để được chăm sóc y tế. Họ thường làm cho mình mắc những triệu chứng kinh khủng bằng cách tự gây thương tích cho bản thân hoặc tự tiêm chất độc vào cơ thể để liên tục đến bệnh viện chữa trị.

Họ làm tất cả điều đó để muốn gây sự chú ý và chăm sóc. Nếu bác sĩ ở nơi này nghi ngờ họ giả vờ bệnh, họ sẽ tìm đến bác sĩ khác.

Phần lớn bệnh nhân Munchausen là nam giới và những người mắc hội chứng này có thể là một cậu bé hay một ông già, nhưng hội chứng nặng nhất khi ở tuổi trung niên. Bệnh nhân luôn tìm cách nói dối và che giấu hành động của mình.

Lật lại quá khứ, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Allitt lúc nào cũng quấn băng quanh các vết thương để được mọi người chú ý nhưng không cho ai kiểm tra. Khi ở tuổi mới lớn, Allitt bắt đầu to béo, tính khí thất thường, thích gây gổ với người khác và hay kêu ca mình bị đau ốm.

Nào là đau túi mật, đau đầu, đau ruột thừa, viêm nhiễm tiết niệu, nôn mửa không kiểm soát được, thị lực kém, đau lưng chỉ để được đến bệnh viện.

………

Khi biết rằng trò giả ốm không còn có tác dụng làm người khác chú ý, Allitt tìm cách khác đó là lạm dụng trẻ em. Hành vi này của cô ta chính là hội chứng Munchausen by Proxy (MHBP).

MHBP lần đầu tiên được xác định năm 1977 với đặc điểm điển hình là một người mẹ thường xuyên đưa con gặp bác sĩ để chữa những chứng bệnh bí hiểm do chính bà ta gây ra cho đứa con nhưng lại chối biến. Bà mẹ này có thể cho con ăn uống mất vệ sinh để gây đau bụng, làm những vết thương của con trầm trọng hơn, làm con ngạt thở hoặc làm gẫy xương của con.

Nói cách khác, người mắc MHBP thường làm đau người khác để mình được chú ý. Người này cảm thấy mình có tầm quan trọng khi “cứu” đứa trẻ bằng cách đưa nó đến bệnh viện. Nếu đứa trẻ vẫn đau ốm, họ sẽ yên tâm. Còn nếu đứa trẻ hồi phục, họ sẽ nổi giận.

Những bác sĩ tâm thần học đến thăm và tiếp xúc với Allitt trong tù đều cho rằng cô ta bị hai hội chứng nói trên. Tuy nhiên, không ai có thể khiến Allitt thừa nhận những gì cô ta đã làm. Khi chờ phiên tòa xét xử, cô ta lại mắc một chứng rối loạn tâm lý khác là nhịn ăn thường xuyên do sợ béo, hậu quả là sụt cân nhanh chóng.

Sau vô số lần trì hoãn vì những căn bệnh quái gở của Allitt, cuối cùng thì phiên tòa xét xử cũng diễn ra. Bồi thẩm đoàn chỉ rõ vai trò của Allitt trong từng trường hợp. Cô ta bị cáo buộc làm bệnh nhi thiếu oxy bằng cách làm bệnh nhi nghẹt thở hoặc can thiệp vào máy tiếp oxy.

Tại phiên tòa, chuyên gia nhi khoa Roy Meadow đã giải thích về hai triệu chứng Munchausen và MHBP rồi kết luận Allitt có cả hai triệu chứng trên. Với kinh nghiệm của mình, ông Meadow cho rằng, những người như Allitt là không thể cứu chữa và là một mối nguy hiểm rõ ràng đối với người khác.

Cuối cùng, Allitt cũng chịu thừa nhận gây ra ba vụ giết người và sáu vụ tấn công. Ngày 24/5/1993, Allitt bị kết án 13 năm tù giam vì tội giết người và cố ý giết người.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!