Năm 1623, chúa Nguyễn Phước Nguyên cho lập hai đồn thu thuế là Kas Krobei và Brai Kor (biến âm thành Sài Gòn có nghĩa là cung điện vua trong rừng).
Đồn thu thuế Kas Krobei có nghĩa là Bến Nghé hay Bến Trâu đặt ở đâu đó gần cột cờ Thủ Ngữ nay, trên bờ sông Sài Gòn (xưa gọi là sông Bến Nghé).
Đồn thu thuế Brai Kor có lẽ đặt trên bờ rạch Bến Nghé hay kinh Tàu Hủ vì xưa kia rạch Bến Nghé và kinh Tàu Hủ có tên là rạch Sài Gòn. Phố thị Sài Gòn xưa, nay là Chợ Lớn nằm bên bờ “rạch Sài Gòn”. Năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định rồi đổi tên phố thị Bến Nghé làm thành phố Sài Gòn và đổi tên phố thị Sài Gòn làm Thành phố Chợ Lớn.