Đất Gia Định 10 Thế kỷ đầu Công Nguyên – 04

Bài viết được Sưu tầm từ tài liệu Điện tử của Thư viện Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Do sơ suất, tôi không tìm ra được tên Tác giả bài viết, cuối bài chỉ ghi “Tháng 11.1985 – Tháng 8.1997”. Tôi đoán là thời gian tác giả biên soạn và sưu tầm tài liệu.

Nội dung Bài viết rất chi tiết và dựa trên nguồn tài liệu phong phú, đáng tin cậy. Đây là nguồn thông tin quí giá nên tôi xin phép được chia sẽ trên website này, mặc dù chưa thể đề tên tác giả. Chân thành cảm ơn tác giả đã dày công tra cứu và biên soạn.


Phần II: Khảo cổ học đất Gia Định và vùng ven trong 10 thế kỷ đầu Công Nguyên

Khái quát

Trong những quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á, cho đến nay, những nghiên cứu khảo cổ học chưa được tiến hành một cách đồng đều và có hệ thống; khối văn liệu tuy nhiều nhưng vẫn chưa được hoàn chỉnh cho yêu cầu của giới nghiên cứu.

“Những gì còn tồn tại của thời cổ đại mang tính chất hầu như đầu hoàn toàn thuộc về tôn giáo và tang lễ, và thí dụ nền kiến trúc dân gian, sử dụng vật liệu nhẹ, chỉ được biết đến qua những hình tượng khắc trên một số phù điêu” (1).

Từ năm 1978 đến nay, nhiều di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã được khảo sát và kha quật (2). Ba lọa hình chính của văn hóa khảo cổ đã được xác định:

  1. Di tích kiến trúc, tôn giáo;
  2. Di tích mộ táng;
  3. Di tích cư trú.

Những tập hợp hiện vật thuộc các loại hình di tích trên đây cũng đã được tìm thấy với số lượng lớn:

  1. Yếu tố kiến trúc bằng đá, gạch và gỗ;
  2. Minh văn, tượng thơ bằng đá, đất nung, gỗ, vàng, bạc, đồng và các hợp kim khác;
  3. Vật dụng hàng ngày gồm đồ đựng bằng gốm, cà ràng, đèn, dọi xe sợ, công cụ sản xuất v.v …
  4. Đồ trang sức bằng đá quí, thủy tinh, vàng, bạc, đồng và các hợp kim khác: con dấu, bùa đeo, đồng tiền v.v …
  5. Chất liệu hữu cơ: thực vật, xương người, xương động vật, vật phế thải, bếp núc v.v …

Như vậy, những hiểu biết hiện nay của chúng ta về văn hóa Óc Eo và về xã hội cổ ở châu thổ Sông Cửu Long đã được nâng lên một bước. Để hướng đến một kế hoạch nghiên cứu có hệ thống với tính khoa học cao hơn theo quan niệm khảo cổ học hiện nay (nhằm tìm hiểu đờ sống xã hội, kinh tế và văn hóa hơn là chỉ đơn thuần mô tả di tích hay xác định phong cách nghệ thuật), sau đây chúng tôi sẽ điểm lạ những di chỉ và di vật đã được phát hiện và công bố cho đến nay, và thử đặt chúng trong khung cảnh địa lý – lịch sử của chúng để làm cơ sở cho những nghiên cứu mới.

Việc phân định các thời kỳ khảo cổ và phong cách nghệ thuật trong nghiên cứu khảo cổ học ở vùng hạ lưu và châu thổ Sông Cửu Long, nói chung đã được chấp nhận một cách rộng rãi trong học giới phương Tây như sau:

  • Thời kỳ tiền sử và sơ sử: từ nguyên thủy cho đến đầu Công nguyên.
  • Thời kỳ Óc Eo: đầu Công nguyên – thế kỷ VI – VII
  • Thời kỳ Tiền – Angkor: thế kỷ VI – VII đến cuối thế kỷ VIII
  • Thời kỳ chuyển tiếp: đầu thế kỷ IX – cuối thế kỷ IX. (Thời kỳ Tiền – Angkor và thời kỳ chuyển tiếp tương ứng với thời kỳ Hậu – Óc Eo trong cách phân kỳ dùng trong bà này)
  • Thời kỳ Angkor: cuối thế kỷ IX – giữa thế kỷ XV
  • Thời kỳ hậu – Angkor: Giữa thế kỷ XV trở về sau

Cách phân định này được hình thành với quan niệm khảo cổ học trên cổ vật gắn liền với lịch sử nghệ thuật, lấy nghệ thuật Angkor làm tiêu chuẩn. Quan niệm đó chưa bộc lộ hết hàm ý của văn hóa khảo cổ, mà mục đích nghiên cứu là nhằm tạo dựng lại hình thái kinh tế – xã hội của những cộng đồng trong quá khứ. Ở Gia Định cũng như ở Đồng bằng Nam Bộ nói chung, từ thế kỷ VII trở về sau, các cộng đồng xã hội tiếp nối truyền thống văn hóa Óc Eo trong những điều kiện địa lý, sinh thái bản địa với những dòng giao lưu kinh tế và văn hóa mới. Đó là thời kỳ Hậu – Óc Eo, kéo dài từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ IX, tương ứng với thời kỳ Tiền – Angkor và thời kỳ chuyển tiếp trong cách phân định trước đây. Trong bài này, thuật ngữ Tiền – Angkor chỉ dùng để nó đến một số di vật khi trích dẫn những tài liệu cũ.

Những di tích văn hóa khảo cổ trên đất Gia Định và vùng ven (tương ứng với vùng thung lũng trung và hạ lưu Sông Đồng Na) từ thời đại Óc Eo trở về sau đã được phát hiện và công bố là khá nhiều về mặt số lượng. Louis Malleret đã hệ thống hóa và liệt kê 70 di chỉ và di vật từ thời kỳ đá mới cho đến thời kỳ cận đại (3). Ở đây chúng tôi chỉ điểm lại một số địa điểm quan trọng thuộc thời kỳ đang nghiên cứu và bổ sung thêm một số di chỉ mới phát hiện từ năm 1975 cho đến nay.


Còn tiếp

Viết một bình luận

error: Content is protected !!