Có tên nhà xuống đất thiền thị, nghe người ta nói cua ngon, nói hình tích nó có hai càng, tám ngoe, có kẻ kêu là con hoành hành (1) là vì nó đi hàng ngang, có kẻ kêu là vô trường công tử, là vì nó không có ruột.
Đến khi tên nhà quê về nhà, bèn hối vợ, biểu phải xuống chộ dinh mà mua cho được một con cua, để mà ăn thử cho biết nó ngon thể nào. Người vợ liền đem tiền xuống chợ, thấy sam cũng có ngoe càng, ngỡ là cua, bèn mua một con đem về cho chồng.
Người chồng thấy mu sam khum khum, mắng vợ sao có mua rùa, hai đàng không nhịn, bèn đánh lộn, la làng. Việc phải đem ra làng, chú xả thấy con sam có đuôi, nói là con cá đuối, xử hai đàng phải thất. Vợ chồng tên nhà quê không nghe, đi kiển huyện.
Quan huyện cho dòi làng kinh tương nội vụ tới nha. Đầu hết quan huyện dạy đem con cua cho người coi, rồi người phê thị cho làng cùng hai vợ chồng biết ai quấy ai phải.
Phê rằng:
Con mua cua, mua đã chẳng xong;
Thằng nói rùa, lại càng thêm rối;
Thằng cha xã, xử con cá đuối,
Ấy ba đàng giai quấy cả ba.
Hễ con dại thì có mẹ cha;
Dân dại cậy cùng quan trưởng.
Để ông phê minh chí thượng, cho khỏi hoài nghi;
Cua, rùa, cá đuối giai phi,
Ờ, ờ, đem cho ông coi lại,
Ấy chí thị là con bò cạp nước.
(1) Trần Giãn Trai có câu thở rằng: đảng kiến hoàng hoành, nghi thị táo; bất tri công tử, thật vô trường.
Thích nôm: chỉn thấy nghênh ngang ngờ là nóng, chẳng hay công tử thiệt không lòng.