Ngọc Ẩn ra tài – Phần 5

Đây nói qua khi nàng Lệ Thủy tiếp đặng thơ của Lục Tặc đem đến thì lật đật xé bao ra lấy một miếng giấy và đọc như vầy:

Cùng nàng Lệ Thủy,

Cầu Ngân hà nhịp rủ,

Đờn Tư Mã phiếm lìa.

Thầm trách ai rẻ túy chia uyên, đành để kẻ như thia thia xa chậu. Cơn sầu dập bạn nào có thấu, độc vì đâu bẻ tách chữ đồng, ôi bạc tình coi dễ như không, dùng nhan sắc giết người không mấy lúc. Người hằng nói: Hữu nhan sắc tất là ác độc, nhưng không dè để ý lụy thân. Từ khi tôi gần nàng đến nay, xài tiền muôn bạc vạn không cần; miễn sao cho đặng trọn niềm vui chung thỉ, thấ mà dựa thềm quế dựa chưa phỉ chí, ngoạn cung trăng ngoạn chẳng toại lòng, cuộc ái ân lắm lúc ước trông, hoài chưa được mà rã rời duyên nợ. Cha chả! Cái lòng phụ nữ sao đánh bày trò lở dở, không cầm dao mà sát mạng tợ trở tay. Ờ phải rồi, như phận tôi từ khi cha từ bỏ đến nay, lâm vào cảnh cơ hàn khổ não, nàng chẳng tưởng mà lại dứt tình như cổi áo, khắn một lòng tham phú phụ bần. Bởi vậy cho nên, cùn trí nầy chẳng kịp cân phân, cầm dao nọ tiềm nàng mà giết. Khen nàng là gái có tài oanh liệt, chí anh hùng coi chết như không, nhưng vì số mạng nàng lớn tợ biển đông, nên chi đặng khỏi vòng tắc tử. Thẹn vì, nỗi thù anh chẳng xử, lại si mê vì sắc vì tình, hại phụ thân tốn của muôn nghìn, gieo sầu độc thân già than thở. Trách thầm bấy tơ hồng cắc cớ, làm cho đây vì sao mà thất hiếu mẹ cha, hổ muôn phần nghĩ đến xót xa, thà tự tử cho rồi phận bạc.

Ấy là tôi dùng súng lục của nàng mà thác, cho tiêu sầu cái kiếp trần ai. Còn như nàng, độc làm chi chẳng kẻ sánh rày, xin cạn xét mau toan sửa tánh, chẳng phải đó nghèo hèn đói lạnh, nghe hơi đồng mà lại sanh tâm, ấy chẳng qua là việc lỗi lầm, cầm tiền bạc mà sánh cùng nhơn ngải. Nàng phải xét lẻo sau gặp điều oan trái, muốn ăn năn ắt đã muộn rồi. Khi hoa chìm bể khổ nổi trôi, mựa đừng trách tình thiên hận hải.

Chừng đó mới tỉnh ngộ cho lời tôi thậm phải, nhưng mà kiếp trầm luân mấy kẻ thương tình, khá xin nàng tạc dạ đinh ninh, ấy là lời châu ngọc của một người toan về chín suối. Như phận tôi, xét càng thêm tủi, bởi lỡ lầm đâu nỡ trách ai, thôi cam đành dứt nợ trần ai, cho khuất lấp cái đời cay nghiệt. Trước khi muốn cạn lời ly biệt, xin nàng thương cho lại “ngọc lành”, vật báo nầy họ Đặng giữ gìn, ba đời chẳng lạc loài đâu cả. Ước sao đặng xuống tuyền đài đẹp dạ, tất là nàng nhận lấy lời cầu, gởi ngọc nầy cho nghiêm phụ (1) chờ lâu, kẻo sợ nỗi thân già sầu nảo.

Ký tên Đặng Thát Tình

Nota: Nàng được cái thơ nầy thì tôi đã tự tử rồi.”

Nàng Lệ Thủy đọc dứt thơ rồi thì châu mày ứa lụy, lần lần lụy ngọc tràn trề, từ hột lăn dài theo má đào mà rơi rớt trên mảnh giấy. Một chập sau nàng thở ra rồi gạt lệ mà than nho nhỏ rằng: “Mẹ ôi! Mẹ có thấu sự đau đớn của con phải chịu đến thế nầy không? Thế mà nơi chín suối mẹ có vui lòng chăng nhẻ?”

Nàng Lệ Thủy bèn cầm thơ lên coi lại một lần nữa và nói thầm rằng: “Đặng tình lang ôi! Nơi tuyền đài, tình lang chớ ngậm oán nuốt hờn em làm chi, chẳng phải em có lòng đen bạc trọng tiền tài mà phi nhơn nghĩa đâu. Em có nói với chàng mà xin chàng dục tình qua một lúc, để cho em lo cái trách nhiệm của em cho thành rồi, ngày sau như phải em với chàng có duyên trời định thì cũng có dịp toan nên trọn niềm chung thủy; nhưng mà chàng sao nóng nảy không kiên nhẫn chút nào mà đoán rằng em yểm cụ nghinh tân quyết tìm em mà giết.

Còn như em mà trao súng lục liên cho chàng là muốn để cho chàng muốn giết em chừng nào mặc ý, ấty là em biết r8àng tử kỳ hữu định, nếu phải rằng em chết vì tay chàng cũng là ưng dạ. Em trao súng cho chàng là chẳng có chủ ý buộc chàng dùng lấy mà tự xử lấy mình đâu, xin chàng chớ nghi ngờ điều ấy thì tội nghiệp em lắm.”

Nàng Lệ Thủy nói đến đây thì khóc òa một chập sau nàng lấy khăn lau hai dòng lệ đoạn nói một mình rằng: “Trong thơ nầy Đặng Thất Tình xin ta gởi hoàng ngọc điệp lại cho cha người, thế mà ta trả bây giờ thì những việc của ta toan tính ắt không thành. Vả chăng ngọc nầy anh của chàng Đặng Thất Tình cho ta có làm giấy tờ đủ, ta đây đủ quyền gìn giữ chẳng có thế nào ai dụng quyền gì đòi lại đặng.”

Trọn ngày đó nàng Lệ Thủy buồn rầu nên chẳng rời nhà đi đâu cả. Qua ngày sau lối chín giờ ban mai nàng Lệ Thủy tiếp đặng một cái thơ của người đi giấy đàng nhà thơ đem tới. Nàng lật đật xé bao lấy thơ ra thì thấy viết mấy hàng như vầy:

Cùng nàng Lệ Thủy đặng rõ:

Có lẽ nào nàng biết hoàng ngọc điệp của họ Đặng lưu truyền lại mấy đời, ấy là vật yêu dấu trong kiến họ, thế mà nàng đoạt lấy làm gì? Thiết tưởng rằng nàng phú hữu tứ hải, tham chi hoàng ngọc như vầy mà thành ra một người hạ tiện quá lẽ. Nàng khá mau trả lại cho họ Đặng và gởi ngay cho ông Đặng Nghiêm Huấn ở Trà Vinh. Kỳ cho ba bữa nếu nàng không trả lại thì hoàng ngọc nầy sẽ mất. Như nàng bằng lòng trả thì xin dạy người ra viết trước cây trụ cửa ngõ “chịu”; còn không chịu trả lại thì viết chữ “không”. Bữa nay là bữa 6 tây, nếu cho hay rằng “không” trả thì bữa 9 tây đúng mười giờ tối tôi sẽ đến lấy lại như trở bàn tay. Tôi đi đến tay không và đi một mình.

Nàng khá đề phòng đó mới rõ tài người nghĩa hiệp.

Dưới ký tên: Nghĩa Hiệp.

Nàng Lệ Thủy xem thơ vừa rồi thì ngạc nhiên tự nghĩ mà rằng: “Lạ thay Nghĩe Hiệp nầy là ai mà biết rõ hiện thời ta giữ hoàng ngọc điệp của họ Đặng. Nếu chẳng phải Nghĩa Hiệp nầy là thân bằng quyến thức chi của Đặng Thất Tình là Nghĩa Hiệp chẳng phải tên họ thật của người nào cả, đây là cái biệt hiệu của một người có chí hiệp liệt, khi hay chuyện bất bình nầy mà kề vai ra gánh việc đòi ngọc nầy chớ lạ gì? Cha chả! Người nầy tài cán bực nào mà dám tỏ thật trong thơ ngày giờ nhứt định sẽ đến. Gẫm ra một người anh tài mới dám thị oai như thế. Còn như ta mà chịu trả hoàng ngọc nầy tất nhiên dở lắm, té ra ta nghe lời hăm dọa mà kinh tâm vậy. Mà hẳn như người có tài dám mạo hiểm mà gánh vác việc chẳng can thiệp chi đến mình thì ta cũng nên biết mặt và nếu như được, người trợ giúp cho ta thì có khó gì ta tác thành việc cả. Thế thì ta phải dụng phương nầy … thì có chi hay bằng.”

Nghĩ như vậy nàng Lệ Thủy bèn bấm chuông, bỗng chút người đày tớ vạm vỡ bước vào khoanh tay và hỏi nàng Lệ Thủy rằng: “Thưa cô, cô gọi tôi vào có việc chi?”

Lệ Thủy ngó người nầy từ trên chí dưới rồi nói rằng: “Tôi coi anh bộ mạnh sức lắm có phải vậy chăng?”

Người đày tớ chuyển hai tay nổi vòng hai con chuột lên r6át lớn mà thưa rằng: “Dạ thưa xương hóc gân thịt như vầy không mạnh sao được, tôi chưa từng gặp ai mạnh hơn tôi bao giờ.”

“Anh mạnh mà anh có nghề võ không?”

“Dạ thưa tôi có học khá lắm. Thuở xưa tôi vốn là tay chánh đảnh ăn cướp có danh, khi đó tôi tên là hai Dõng. Miệt Tây Ninh ain nghe đến tên tôi đều khiếp vía, nhưng từ ngày tôi cải ác tùng thiện đến nay tôi cải tên lại là hai Lương chủ ý người quên nhắc nhở đến tên cũ.

Lệ Thủy nghe hai Dõng khai thật mấy lời thì vui mừng không cùng, nàng nói rằng: “Khi mẹ tôi còn sống, anh đến xin ở thì mẹ tôi có nói với tôi rằng người dị tướng như anh tất có tài nên dùng anh là phòng khi hữu sự ắn nhờ anh được lắm. Nầy anh! Tôi mới được một người gởi thơ đến biểu tôi phải nạp hoàng ngọc điệp vô giá nầy, nếu không tuân theo ý người thì bữa kia là 9 tây đúng mười giờ tối người sẽ đến đây mà lấy, người lại dám nói rõ ràng trong thơ rằng người đến đây một mình chẳng đem khi giái chi cả.”

Hai Dõng nói: “Cha chả, thằng nào mà to gan lớn mật dám tính sẽ đến cửa Lổ Bang múq búa! Xin cô an lòng, nếu nó có đến đây cô sẽ ra hiệu lịnh thì tôi chụp đầu nó tôi rủ nó như rủ áo, chừng đó trong ruột già ruột non nó có cái gì cũng tuôn ra hết.”

Nàng Lệ Thủy nghe nói cười xòa và nói rằng: “Nếu vậy thì may lắm, đây anh hãy lấy một cục phấn ra viết nơi trụ cửa ngõ chữ “không” cho lớn thì đủ. Nếu người mạo hiểm thấy chữ đó thì đến ngày giờ kỳ hẹn sẽ đến”

Hai Dõng đi lấy một cục phấn đặng ra trụ cửa ngõ mà viết, đang khi đó nàng Lệ Thủy suy nghĩ một chập đoạn nói thầm rằng: “Nhơn dịp nầy ta cũng nên thử tài mấy vị công tử si mê vì sắc ta coi thể nào.”

Nàng nói dứt lời bèn bấm ba tiếng chuông liên tiếp thì thằng Chuột ở nhà dưới chạy lên khoanh tay cúi đầu và thưa rằng: “Cô gọi con vào có việc chi.”

Nàng Lệ Thủy nói: “Mầy hãy lập tức ra đàng kêu xe kéo đi lại nhà ngủ Pháp Việt Khách Lầu mà mầy có đi một lần rồi, đặng mời cậu công tử Trần Vô Cương ở Bạc Liêu tối nay đúng chín giờ đến nhà cô nói chuyện, đó rồi mầy bắt xe kéo chạy luôn qua Xóm Chiếu mời cậu công tử Dương Ái Sắc, rồi trở về vô Chợ Lớn mời Huỳnh Bá Hộ đến nhà cô một giờ một ngày cùng Trần Vô Cương, vì cô có việc cần.”

“Dạ thưa cô, xin vâng xin cô cho tiền xe thì con đi lập bây giờ.”

Nàng Lệ Thủy lấy tiền đưa cho thằng Chuột và nói: “Mầy phải dặn mấy cậu chẳng nên tới trước và tới trễ phút nào cả. Thôi đi cho mau đặng về trả lời cho cô biết.”

Thằng Chuột tiếp lấy tiền đoạn cúi đầu chào nàng Lệ Thủy dường như cung kính lắm, rồi lui gót trở xuống nhà dưới lấy nón chạy đi.

Chiều lại đúng bảy giờ tối khi chuông nhà thờ Nhà Nước còn đổ tiếng vang rền thì có dạng một người đi qua lại trước nhà nàng Lệ Thủy dường như có ý thăm dò vậy. Đến chín giờ đúng thì có ba cái xe hơi cả thảy đều xinh đẹp chạy đến và ngừng một lượt trước nhà lệ Thủy. Xe vừa ngừng thì thấy trên ba cái xe có ba cậu thanh niên chừng lối hai muôi bốn đến hai mươi bảy tuổi, sắc phục sang đẹp vô hạn, đồng bước xuống xe một lượt và khi gặp mặt nhau thì cúi đầu chào sơ, đoạn đi ngay lại cửa mà đi vào nhà.

Vào đến thềm thì đã thấy nàng Lệ thủy đang đứng sắc mặt tươi cười chào cả ba mà rằng: “Chào tam vị, ba vị tưởng tình em lắm nên đến thật là đúng giờ. Vậy em xin mời chư vị vào phòng khách đàm đạo.”

Nàng Lệ Thủy nói dứt lời bèn bắt tay gã nẩy đến gã kia, xong rồi mời vào nhà. Khi đến phòng khách thì thấy một cái bàn tròn có để sẵn bốn cái ly bằng thủy tinh, một hộp bánh bít-qui sâm-banh và một hộp xì gà.

Nàng Lệ Thủy đứng dậy cười chúm chiếm và nói rằng: “Xin ba chàng chớ lấy tánh đố kỵ mà đãi nhau thì em không vui chút nào. Vả chăng người sanh ra ở đời dầu trai hay là gái đều có duyên nợ của trời định đặt sẵn, nên chi dầu mà mình thương tưởng đến ai mặc lòng, nếu phải duyên thì ngày sau ắt là có ngày sum hiệp, còn như không thì dầu cho dụng mưu thần chước quỉ đi nữa cũng chẳng ích gì. Em nghĩ như thế nên đãi ba chàng đồng một bậc, vả lại ba chàng đều tốn hao với thiếp rất nhiều mà xét ra chẳng ai hơn ai cả. Em xin ba chàng thương yêu nhau như ruột, không sớm thì muộn trong ba chàng ắt có một người sẽ đặng sánh duyên cùng em; ấy là duyên của ai nấy đặng, thế mà hai chàng nào vô phước dở dang cái sở nguyện đừng đem lòng thù hận người kia mà sanh điều không tốt. Mấy chàng cư xử như vậy đặng chăng?”


(1) Đặng Thất Tình gần gũi với nàng Lệ Thủy quá một trăng, nàng biết danh tánh và xứ sở cha của chàng, lại nữa trong khi giao thiệp Đặng Thất Tình có nói chuyện với nàng về “hoàng ngọc điệp” nhưng mà chàng chẳng xin lại vì sợ e mất lòng nàng chăng?

error: Content is protected !!