Thiên đầu thống nguyên phát (Galaucome) là do chất nước trong nhãn cầu bài xuất ra bị cản trở; áp lực trong mắt tăng cao, tạo thành một loại bệnh thường gặp trong nhãn khoa có ảnh hưởng đến chức năng thị lực. Bệnh này chia làm hai loại: nguyên phát và tục phát. Giữa hai loại có sự khác nhau. Loại tục phát là hậu quả kế tiếp sau các bệnh khác về mắt. Còn loại trước gọi là nguyên phát.
Nguyên nhân phát bệnh Thiên đầu thống nguyên phát tuy chưa rõ ràng, nhưng nhân tố dẫn đến phát bệnh này có rất nhiều, như các nhân tố tinh thần, nhân tố ánh sáng, nhân tố ăn uống, … đều có khả năng kích thích nhi1cha1p lên cao mà phát sinh thiên đầu thống. Căn cứ vào giác mạc đóng hay mở, khi nhãn áp lên cao mà phân loại hai thể bệnh là Bế giác và Khai giác. Thể thiên đầu thống bế giác thường hay phát lại (có cơn). Khi phát cơn, triệu chứng có thể nhẹ, có thể nặng. Thể nhẹ khi phát cơn gián đoạn tạm thời, bệnh nhân bỗng cảm thấy thị lực mơ hồ, nhìn vật gì cũng như cách một lớp sương mù mỏng, nhìn xung quanh bóng đèn thấy sắc thể cầu vồng (hồng thị), kèm theo mắt sưng đau, gốc mũi cũng đau nhức. Sau khi nghỉ thì triệu chứng giảm, nhưng có thể tái phát. Khi cơn nặng, bệnh nhân đau đầu dữ dội, kèm theo lợm giọng nôn mửa, mắt có sung huyết, phù thũng, giác mạc như hơi nước sôi và đục, đồng tử mở rộng, thị lực giảm sút cao độ, dùng ngón tay sở nhãn cầu thấy cứng.
Thể thiên đầu thống khai giác thời kỳ đầu có chứng trạng nhẹ, thậm chí hoàn toàn không có, thường thời kỳ cuối thị lực mới giảm sút. Khi hoạt động bất tiện mới phát hiện ra. Cho nên khi mắc bệnh, nên kịp thời điều trị và tăng cường biện pháp tự phòng.