Tác giả: Nguyễn Hữu Hiếu
Thể loại: Dã sử Việt
Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1972
Lời nhà xuất bản
“Đất nước ta càng về phương Nam là đất mới … Cong người đến đây là con người nghĩa khí, tính mạng coi nhẹ tợ lông hồng, tiền tài coi khinh như rơm rác. Đối với họ, nghĩa khí là trọng …”, “Khái niệm ‘đất mới’ ấy mà sử sách vẫn thường gọi ấy là ‘Nam Kỳ Lục Tỉnh’.
Từ thế kỷ XVII nhân dân ta đã bằng sức lao động của mình khai phá trên quy mô lớn, đến thế kỷ XIX đã là vùng đất giàu có, được mệnh danh “trên cơm dưới cá”. Đồng thời đã viết lên những trang sữ truyền thống quật cường, có nền văn hóa độc đáo vừa đậm đà tính dân tộc vừa đậm sắc thái địa phương. Bởi văn hóa ở đây không chỉ mới bắt đầu mà là sự phát triển và kế thừa hơn 4.000 năm. Nền văn hóa ấy trở thành nguồn động viên lao động sản xuất, là vũ khí đấu tranh, xây dựng, là nguồn cảm hứng vô tận cho văn học nghệ thuật của biết bao thế hệ trên mảnh đất phù sa màu mỡ này.
“Nam Kỳ Cố Sự” của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu là một tập sách sưu rầm – bie6n soạn những chuyện kể dân gian ở Nam Bộ. Nó bao gồm truyền thuyết, giai thoại, truyện cười, truyện cổ tích … của người Việt và người Khmer. Hầu hết các chuyện hầy như “nằm lòng” trong dân gian, có chuyện đã được nhiều người sư tầm, tuyển chọn dưới nhiều dạng thức khác nhau. Hầu hết những chuyện kể ra đây có những nét đặc sắc riêng của nội dung bởi tính chân thực, mộc mạc mà ngot ngào, duyên dáng mà sâu sắc. Nó không chỉ là những giai thoại về các danh nhân, những sĩ phu yêu nước mà tên tuổi gắn liền với lịch sử dân tộc; là truyện kể về nguôn gốc các địa danh ở “Nam Kỳ Lục Tỉnh” mà còn phản ánh các mối quan hệ xã hội: Tình nghĩa cha con, vợ chồng, bạn bè, làng xóm và giữa người với người; chống áp bức bất công, đoàn kết, tương thân, tương ái, tinh thần dũng cảm không ngại gian khổ hy sinh vì lợi ích chung của mọi người. Tuy nhiên, do điều kiện và hoàn cảnh ra đời của truyện cùng với trìn độ nhận thức, tư tưởng của tác giả dân gian nên ít nhiều nội dung của một số truyện không tránh khỏi hạn chế nhất định.
Nghiên cứu sưu tầm, biên soạn, tuyển chọn, … trên mảnh đất văn học dân gian không phải là điều kiện đơn giản nếu người làm công việc này không thực sự có cái tâm trong sáng.
Qua tập sách này, tác giả đã sưu tần, thu thập trên cơ sở của nhiều tư liệu, sách báo, kể cả đi thực địa …Nhưng vốn văn học dân gian vẫn còn tiềm năng, ẩn kín trong nhân dân. Do đó, đây chỉ mới là kết quả bước đầu, hứa hẹn cho những bước tiếp theo để có những tập sách nối tiếp nhằm giới thiệu truyền thống văn hóa góp phần giáo dục truyền thông, nâng cao lòng tự hào chánh đáng về tình yêu quê hương – đất nước – con người Nam Bộ.
Nhân lần xuất bản này, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp xin chân thành cảm ơn các bậc cao niên đã đóng góp tư liệu, các tác giả, học giả đã đóng góp tư liệu tham khảo sử dụng trong tập sách. Cảm ơn các cơ quan nhà nước và bạn đọc xa gần đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như cổ vũ động viên … để tập sách được ra mặt bạn đọc. Chúng tôi rất mong được đón nhận sự góp ý chân tình và sự lượng thứ của bạn đọc.
Nội dung
- Nguyễn Đình Chiểu ở Cần Giuộc và Ba Tri
- Giai thoại về Sương Nguyệt Anh
- Tài ứng đối của Phan Văn Trị
- Thuở nhỏ của Thiên Hộ Dương
- Giai thoại về Thiên Hộ Dương
- Giai thoại về ông Phòng Biểu
- 18 Dũng sĩ của Trương Định
- Cô gái Bến Nghé
- Người con gái Vĩnh Thanh
- Người lính mõ của Thủ khoa Huân
- Thà chết chớ không phản bội
- Sự tích ông thần không đầu
- Cử Thạnh
- Ông đồ Phú Kiết
- Ông Dật – Ông Đà
- Bài thơ trào phúng Nguyễn Minh Tâm
- Tú tài Văn Bình
- Ông đồ Sáu Mới
- Hào nghĩa khả phong
- Ông già Ba Tri
- Sự tích ông Hóm ở xóm Gò Dăm
- Sự tích sông Nhà Bè
- Sự tích cầu Thị Nghè
- Sự tích đồng Ông Cộ
- Truyền thuyết về thác Trị An
- Sự tích núi Bà Đen
- Lai lịch địa danh Tháp Mười
- Gốc tích địa danh Cao Lãnh
- Lai lịch địa danh Thủ Thừa
- Sự tích Hòn Cau và Hòn Trầu
- Sự tích Hòn Trác và Hòn Tài
- Eo Ông Từ
- Sự tích kinh Chết Chém
- Sự tích miễu Trời Sanh
- Sự tích núi Ông Trịnh và núi Thị Vải
- Sự tích bãi Ông Đụng
- Lai lịch địa danh Cù lao Trâu
- Sự tích rạch Trâu Trắng
- Sự tích địa danh Bãi Xàu
- Sự tích vồ Ông Bướm
- Núi Bà Đội Om
- Sự tích vàm Bà Bẩy
- Lai lịch Trường Án ở Cần Lố
- Giếng Tiên
- Sự tích “Cù lao Ông Hổ”
- Cù lao Tây
- Rạch Bù Mắt
- Miễu Bà Chúa Xứ
- Sự tích cái áo bà ba
- Sự tích cái khăn tang
- Sự tích trái sầu riêng
- Sự tích cái nóp
- Ông khổng lồ (hay Sự tích tảng đá nằm trên ngọn cây dầu ở Trại Bí)
- Sự tích tảng đá Hầm Hinh
- Những chuyện kể về vàng ở Đồng Tháp Mười
- Bà Mụ Trời
- Ông Tăng Chủ trị cọp
- Giết cọp Giồng Găng
- Bị sấu đớp mà thoát được
- Người thầy rắn ở Đồng Tháp Mười
- Thầy thím Núi Sập
- Ông thầy thuốc gia truyền
- Người khuất mặt ở U Minh
- Cặp sóng thần ở vàm Tham Mạng
- Sự tích ao Bà Om
- Người đàn ông ghen
- Bức thơ kỳ lạ
- Kén rể
- Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành
- Hai anh em Mây và Mưa
- Phú ông mất vàng
- Bà Hộ cho vay
- Bảy Giao và Chín Quỳ
- Bối Ba Cụm
- Nhạc Phi đâm Tần Cối
- Nồi nào úp vung nấy
- Ông cả làng Tân Cương
- Ông Tà kiện ông Địa
- Thơ với đối, trướng với hoành
- Con chó biết nói
- Sự tích cái nốt dưới cổ trâu
- Nghĩa hổ
- Cọp Thủ Thiêm
- Hương cả cọp Châu Bình
- Khỉ mắc mưu cọp
- Con khỉ khô ở Đồng Tháp Mười
- Sự tích con cuốc
- Cá mập Vàm Nao
- Con chồn Rạch Già
- Mãng xà vương ở Tân Bằng
- Rắn chúa