Chinh phụ ngâm khúc

Chinh phu ngam khuc

Nguyên Hán văn: Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm

Dẫn giải và chú thích: Vân Bình Tôn Thất Lương

Nguồn: Sách giáo khoa Tân Việt, In lần thứ sáu.

Bản chụp sách: Định dạng pdf

Lời tựa

Nước ta dùng chữ Hán mà bồi bổ quốc văn, ngày xưa theo lẽ tự nhiên, mà ngày nay lại cần phải học. Ở chương trình học khóa bộ Quốc gia Giáo dục cũng đã có dự trù đến.

Trải xem những bản tản văn, vận văn chữ Hán đã diễn ra quốc văn, không bản nào hay bằng “Chinh phụ ngâm” và ”Tỳ bà hành”. Tỳ bà hành theo lối phiên dịch, dịch từng câu; Chinh phụ ngâm theo lối dịch thuật, hoặc từng câu, hoặc thêm, bớt. Hai lối dịch ấy, lối dịch thuật có dễ hơn lối phiên dịch, nhưng cũng tất phải có khẩu tài và thiên phận cao mới làm nên, mà lối dịch thuật gồm có phiên dịch ở trong vậy.

Bản ”Chinh phụ ngâm khúc” này nguyên Hán văn của Đặng Trần Côn tiên sinh soạn, bà Đoàn Thị Điểm diễn nôm (1), đã được đem vào hạng sách Giáo khoa thư.

Nay đã đem sách ấy ra dạy học, ắt phải có sự giải và thích tất cả nghĩa lý và tinh thần Hán Việt cho tường tận và phân minh: tại phải chỉ dẫn lối dụng tự, áp vận, và diễn ca cho rành, thì mới mong có ích cho kẻ học giả.

Trái lại những bản ”Chinh phụ ngâm” dạy ở các trường ngày nay đã không chú trọng đến các yếu tố kể trên, thành ra phần nghĩa lý chữ Hán đã mơ hồ mà phần ấy của chữ Việt cũng khiếm khuyết thì sao gọi là bồi bổ quốc văn, giảng cầu Hán học.

Bởi các lẽ trên đây mà tôi đã lưu tâm từ lâu, mới dẫn giải và chú thích tập ”Chinh phụ ngâm” này, chuyên dùng để bổ khuyết cho những điềukie65nh khuyết’; và mong những bậc quang minh quân tử trong làng văn còn có góp thêm phần chỉ giáo.

Vân Bình TÔN THẤT LƯƠNG

Viết ngày 1 tháng 8 năm 1950

(17 tháng 6 Canh Dần)

tiểu trú bên bờ sông Hương (Huế)

(1) Theo ông Hoàng Xuân Hãn thì bản này của Phan Huy Ích – nhưng có điều chắc chắn là còn có chỗ hồ nghi – cũng vẫn theo lời ông Hãn (Nhà xuất bản chú).

Nội dung

    error: Content is protected !!