Tổng thể
Tỉnh Bạc Liêu ở phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long; có ranh giới:
– Bắc giáp Sóc Trăng, Rạch Giá
– Nam giáp Biển Đông
– Tây giáp vịnh Thái Lan
– Đông giáp Biển Đông
Diện tích tỉnh khoảng 720.000 ha.
Dân số có 179.000 người gồm 131.877 người Việt gốc Nam Bộ; 11.094 người Minh Hương; 9.285 người Hoa; 1.328 người Việt từ Bắc – Trung và Campuchia mới đến; 107 người Pháp, 60 người Pháp lai Việt và 55 người Mã Lai.
Khí hậu tại thị xã Bạc Liêu khá tốt, nhờ gần biển nhưng phía mũi Cà Mau vì đầm lầy rừng rậm nên thời tiết oi bức, thường xảy ra bệnh sốt rét.
Nói chung, đây là đầm lầy, phèn và mặn, giữa hai bờ Biển Đông và vịnh Thái Lan (đất tương đối cao) là vùng trũng thấp, rộng lớn với rừng cây tràm, những đầm lầy đầy cỏ dại. Vùng thấp đầm lầy này có thể ví với Đồng Tháp Mười.
Giao thông vận tải
Tỉnh Bạc Liêu có sông Mỹ Thanh, rạch Cái Hưu.
Kênh đào quan trọng nhất đì từ Bạc Liêu tới Cà mau.
Có 5 con lộ nhỏ nối liền chợ phố trong vùng.
Bạc Liêu đi Sài Gòn cách 270 km (quốc lộ). Đây là tỉnh sản xuất lúa gạo rất quan trọng.
Phía Vịnh Thái Lan có hòn Khoai (Poulo Obi) với vài loại danh mộc. Trên đảo này, một ngọn hải đăng nhỏ dựng lên báo hiệu vị trí mũi Cà Mau.
Hành Chánh
Tỉnh bạc Liêu chia ra 4 quận: Cà Mau, Giá Rai, Vĩnh Lợi (thị xã) và Vĩnh Châu.
Riêng quận Cà Mau xa xôi và rộng lớn, đặt chủ quận người Pháp điều hành. Đây có vùng đất giồng có ruộng khá tốt, đông dân. Cà Mau là quận lớn, với sông Ông Đốc hoang vu, hùng vĩ chảy ra biển.
Kinh tế
Tỉnh Cà Mau có lúa gạo là nguồn lợi lớn.
Cảng Cà Mau tuy ở xa bờ nhưng to rộng, thường giao lưu hàng hóa với Singapgore, đảo Hải Nam (Trung Hoa), Bangkok (Thái Lan). Cà Mau ngoài lúa gạo còn cung cấp mật và sáp ong với khối lượng lớn. Cây đước ở Cà Mau chiếm diện tích lớn phía ven biển dùng hầm than, sản lượng 50.000 tấn, từ 400 lò hầm than do người Hoa và người Việt khai thác. Cà Mau còn nhiều vỏ cây để làm chất nhuộm ngành dệt chiếu phát triển.
Sản lượng tôm cá làm khô được xuất cảng trực tiếp sang Trung Hoa. Động vật ở Bạc Liêu khá nhiều gồm chim trời, bồ nông, heo rừng.