Có lẽ khoảng cuối tháng Năm tôi rốt cuộc mới hoàn toàn chịu trách nhiệm nuôi Naomi và chuyển vào ”ngôi nhà thần tiên”. Ở đó tôi mới nhận ra ngôi nhà không đến nỗi bất tiện như tôi tưởng. Phòng gác mái hưởng nắng đẹp nhìn ra biển; mảnh sân đằng trước quay về hướng Nam, là nơi lí tưởng để trồng hoa. Thỉnh thoảng tàu chạy qua lại trên tuyến đường sắt Quốc gia là một nhược điểm, nhưng có một thửa ruộng nhỏ ngăn giữa ngôi nhà và đường xe lửa nên cũng bớt ồn. Tôi quyết định rằng đó là một nơi ở hoàn toàn chấp nhận được. Ngoài ra, hầu hết mọi người thấy ngôi nhà này không hợp nên giá thuê rẻ bất ngờ. Ngay cả trong thời buổi cái gì cũng rẻ thì tiền thuê hai mươi yên một tháng không cần cọc vẫn rất hấp dẫn tôi.
“Naomi, từ nay phải gọi anh là Joji, đừng gọi là anh Kawai nhé. Mình ở với nhau như bạn bè, chịu không?” Tôi nói vậy với cô bé hôm chúng tôi chuyển sang nhà mới. Tất nhiên tôi đã thông báo cho người nhà việc chuyển từ thuê phòng trọ sang thuê nhà riêng và mướn muo71nco6 bé mười lăm tuổi làm giúp việc, nhưng tôi không đá động đến việc tôi và Naomi “sống như bạn bè”. Họ hàng thì họa hoằn mới từ quê lên thăm, nếu một ngày nào đó cần phải nói với họ thì tôi sẽ nói.
Chúng tôi dành nhiều ngày bận rộn, vui vẻ mua sắm đồ nội thất phù hợp với tổ ấm mới và bài trí vào các phòng khác nhau. Để góp phần nâng cao thẩm mỹ cho Naomi, mua cái gì tôi đều hỏi ý kiến cô bé cả. Tôi làm theo ý Naomi mỗi khi có thể. Không có chỗ dành ra để lắp những thiết bị gia đình thông thường như tủ bếp và lò sưởi trong một ngôi nhà như thế này nên chúng tôi có thể tùy chọn bất kỳ đồ đạc nào theo ý muốn và áp dụng mọi kiểu thiết kế chúng tôi thích. Chúng tôi mua vài tấm vải in họa tiết Ấn Độ rẻ tiền mà Naomi với đôi bàn tay vụng về sẽ khâu vào rèm cửa. Tại một cửa hàng ở Shibaguchi chuyên doanh nội thất kiểu Tây, chúng tôi kiếm được một cái ghế mây cũ, một cái sofa, một cái ghế tựa, một cái bàn, tất cả chỗ này được kê vào xưởng vẽ. Trên tường treo ảnh Mary Picjford và mấy mình tinh điện ảnh Mỹ khác. Tôi cũng muốn mua giường Tây, nhưng đành từ bỏ ý định ấy vì mua hai cái giường thì đắt quá, trong khi nằm nệm kiểu Nhật thì có sẵn ở nhà tôi dưới quê gửi lên.
Khi chăn nệm đến nơi thì hóa ra nệm của Naomi là loại dành cho người giúp việc, vỏ chăn bằng bông vừa mỏng vừa cứng như bánh đa với kiểu hoa văn màu mè quen thuộc. Tôi thấy tội cho cô bé: “Cái này không đượcNaomi ạ. Thôi đổi cho anh nhé?”
“Không, không sao đâu anh.” Cô bảo, một mình nằm xuống, vừa nằm vừa kéo chăn đắp trong căn phòng gác mái hơn năm mét vuông.
Tôi ngủ trong căn buồng chín mét vuông bên cạnh ở tầng gác mái, nhưng sáng nào chúng tôi cũng chẳng buồn ngồi dậy mà cứ thế từ phòng này gọi vọng sang phòng kia.
“Dậy chưa Naomi ơi?”
“Rồi ạ. Mấy giờ rồi anh nhỉ?”
“Sáu giờ rưỡi. Anh nấu cơm cho em nhé?”
“Anh nấu hả? Hôm qua em nấu vậy hôm nay anh nấu nhé?”
“Được thôi. Nhưng mà nấu cơm rắc rối lắm. Hay mình ăn bánh mì nhé?”
“Vâng ạ. Nhưng mà anh gian quá nha Joji.”
Khi nào muốn ăn cơm, chúng tôi thổi cơm trong một cái nồi đất đặt thẳng lên bàn mà không buồn xới ra bát gỗ. Chúng tôi ăn cơm với đồ hộp gì đó. Khi nào thấy thế phiền phức quá tì ăn bánh mỳ phết mứt với sữa hoặc bánh ngọt. Buổi tối chúng tôi đi ăn mù hoặc ghé tiệm cơm Tây nào đó trong xóm nếu muốn chơi sang.
“Joji ơi,” cô bé thường nói, “hôm nay gọi cho em món bít-tết nhá.”
Sau khi ăn sáng tôi để Naomi ở nhà còn mình thì đi làm. Cô bé dành cả buổi sáng loay hoay bên luống hoa. Buổi chiều, Naomi khóa cửa đi học tiếng Anh hoặc học nhạc. Hôm thì cô lên Meguro luyện tập tiếng Anh giao tiếp và đọc hiểu với một bà người My tên là Harrison – tôi nghĩ ngay từ đầu nên để cô bé học với người bản xứ, rồi ở nhà tôi sẽ giúp cô ôn lại những chỗ còn yếu. Về nhạc nhẹo tôi chả biết thế nào, nhưng nghe nói có một cô kia vừa tốt nghiệp trường nhạc ở Ueno, dạy Piano và thanh nhạc tại gia ở Isarago, quận Shiba, nên Naomi đến đó mỗi ngày học một tiếng. Một chiếc váy cashmere xanh thẫm ra ngoài bộ kimono lụa, chân xỏ tất đen, đi đôi giày nhỏ xinh, Naomi giống một nữ sinh đến từng xăng-ti-mét. Bùng nổ háo hức vì giấc mơ đã thành hiện thực, Naomi chăm chỉ đi học. Thỉnh thoảng trên đường về nhà tôi gặp Naomi, thật khó tin là cô bé lớn lên ở Senzoku và từng làm phục vụ. Cô bé không vấn tóc kiểu Nhật nữa mà thắt bím với ruy-băng.
Hình như trước đó tôi có nói là muốn “nuôi cô bé như nuôi một con chim non.” Từ khi được tôi chăm sóc, nước da Naomi đã cải thiện, tính khí cô bé đã đổi thay dần dần, bây giờ cô bé đúng là một con chim nhỏ tươi xinh, nhí nhảnh và xưởng vẽ rộng rãi này là cái lồng của cô bé. Tháng Na8msa81p sang và khí trời đầu hé tươi sáng đang đến gần. Những bông hoa trong vườn mọc ngày càng cao, màu sắc ngày càng rực rỡ. Buổi tối tôi đi làm về, Naomi đi học về, ánh nắng chiếu xuyên qua những tấm rèm hoa văn Ấn Độ ciếu lên bức tường trắng như thể vẫn còn giữa trưa. Chân trần xỏ dép, khoác cái báo kimono một lớp mùa hè, Naomi ghi dấu thời ian mỗi khi cất tiếng hát những bài cô bé vừa học được. Thỉnh thoảng cô chơi rượt bắt hoặc bịt mắt bắt dê với tôi. Cô bé chạy thoa3ngxuo73ng vẽ, nhảy lên bàn, bò dưới sofa và xô đổ ghế. Như thế chưa đủ, Naomi phi lên gác rồi lao xu61ng cầu thang như một con chuột ở rạp hát trong các lô trên lầu. Thỉnh thoảng tôi làm ngựa, bò quanh phòng cho Naomi cưỡi lên lưng.
“Nhong nhong nào!” Cô bé reo lên. Naomi bắt tôi ngậm khăn tắm làm dây cương.
Hình như có một hôm chúng tôi chơi với nhau thì Naomi, bấy giờ đang cười như nắc nẻ, chạy vội lên cầu thang thì hụt chân té ngã mấy vòng từ trên xuống, khóc òa lên.
”Đau ở đâu? Đưa anh xem nào?” Khi tôi đỡ cô bé dậy, cô sụt sùi vén tay áo cho tôi xem. Cô bị cái đinh hay vật gì đó cào phải trong lúc ngã, lớp da khuỷu tay phải bị rách và có chút máu rỉ ra. ”Thế này thì khóc gì mà khóc. Để anh băng lại cho em.”
Tôi bôi ít thuốc mỡ và xé một cái khăn mặt làm băng. Naomi khóc thút thít như trẻ con, đôi mắt rưng rưng, nước mũi ròng ròng. Chẳng may vết thương nhiễm trùng, năm sáu hôm mới lành. Ngày nào tôi cũng thay băng, lần nào thay băng cô bé cũng khóc.
Tôi đã phải lòng Naomi chăng? Không chắc nữa. Có lẽ tôi đã phải lòng cô, nhưng ý định và niềm vui của tôi là được nuôi nấng cô bé thành một quý cô thanh lịch, do đó toi tin rằng sự thhoa3 mãn của mìn vỏn vẹn chỉ có vậy thôi, chẳng còn gì hơn nữa. Có điều, vào mùa hè năm ấy tôi về quê trong hai tuầ nghỉ lễ như mọi năm, nhưng khi bỏ lại Naomi cho gia đình cô ở Asakusa và khóa cửa ngôi nhà ở Omori lại, tôi thấy những tháng ngày ở quê nhạt nhẽo và cô đơn không sao chịu nổi. Tôi tự hỏi lẽ nào thiếu cô bé thì đời mình sẽ đơn điệu đến mức này? Lần đầu tiên tôi thấy hình như mình đang trải nghiệm khởi đầu của tình yêu. Tôi viện cớ với mẹ về Tokyo trước thời hạn. Mười giờ đêm về đến nơi nhưng bất để giờ giấc, tôi gôi vội taxi từ ga Ueno đến nhà Naomi.
”Naomi ơi, anh về rồi. Có xe đang chờ góc đằng kia. Mình về Omori nhé?”
”Hở? Em ra liền đây.” Để tôi chờ bên ngoài cánh cửa trượt mắt cáo, cô bé rốt cuộc cũng xuất hiện, mang theo tay nải nho nhỏ. Đêm ấy đã nóng còn nồm; Naomi đã thay bộ kimono muslin màu trắng mỏng, chỉ có một lớp, in hình những trái nho màu tím lợt và cột tóc bằng một sợi ruy-băng to bản màu hồng tươi. Tôi mua vải tặng cô vào ngày hội Bon, khi tôi đi vắng cô đã nhờ ai đó ở nhà lấy ra may thành kimono.
”Em làm gì mỗi ngày hả Naomi?” Ngồi cạnh cô bé trong lúc chiếc xe di chuyển về con phố nhộn nhịp, tôi sáp mặt lại gần mặt Naomi hơn một chút.
”Ngày nào em cũng đi xem phim ạ.”
”Chắc em chẳng cô đơn lắm đâu nhỉ?”
”Cũng không đến nỗi …” Cô bé nghĩ một lúc. ”Anh về hơi sớm nhỉ Joji?”
”Ở quê chán nên anh rút ngắn lịch trình về sớm. Không nơi nào được như Tokyo.” Tôi thở phào một cái, nhìn ra những ngọn đèn lấp lánh của thành phố về đêm qua cửa sổ.
“Nhưng em nghĩ ở quê mùa hè cũng thích chứ bộ.”
”Còn tùy địa phương em ạ. Gia đình anh ở một nông trại chỗ đồng không mong quạnh. Cảnh quan chán phèo, không có di tích lịch sử gì, ban ngày toàn là ruồi muỗi vo ve, trời thì nóng không chịu nổi.”
”Ôi chao. Quê anh chán thế à?”
”Đúng vậy.”
”Em muốn đi ra biển.” Cô bé đột ngột bảo. Giọng cô thật có sức hấp dẫn, như một đứa trẻ bướng bỉnh vậy.
”Được. Một ngày nào đó, anh sẽ đưa em đi nhỉ mát sớm thôi. Kamakura thế nào? Hay Hakone nhé?”
”Em thích đi biển hơn là đi suối nước nóng. Ái chà, thèm quá đi thôi.”
Giọng nói ngây thơ đó nghe vẫn giống Naomi lúc trước nhưng chẳng hiểu sao sau mười ngày không gặp, chân tay cô bé hình như đã dài ra và phát triển đáng kể. Tôi khong thể cưỡng lại việc nhìn trộm hình dáng bờ vai thuôn tròn đang di chuyển dưới bộ kimono mỗi khi cô thở và nhìn cả ngực cô nữa.
”Em mặc bộ kimono này xinh đấy.” Tôi nói sau khi im lặng một lúc. ”Ai may cho em vậy?”
”Mẹ đó ạ.”
”Mẹ em nói gì về anh không? Có khen anh chọn vải khéo không?”
”Dạ mẹ bảo không tệ, nhưng mà tân thời, ăn chơi quá.”
”Mẹ em nói thế à?”
”Vâng ạ. Bà ấy chẳng biết gì đâu.” Mắt vẫn nhìn xa xăm, Naomi nói thêm, ”Ai cũng nói em đã thay đổi.”
”Thay đổi như thế nào?”
”Người ta bảo em tân thời quá mức.”
”Chắc chắn rồi. Anh cũng thấy vậy.”
”Chả có nhẽ? Người nhà nói em vấn tóc kiểu Nhật, nhưng em không muốn.”
”Cái ruy-băng này thì sao?”
”Đây hả? Em mua ở một cửa hiệu trước chùa Quan Âm. Anh có thích không?” Cô bé quay đầu để tôi xem dải ruy-băng màu hồng phấp phới trên mái tóc sạch sẽ không vuốt dầu’ đang bay trong gió.
‘Xinh xắn lắm. Đẹp hơn vấn tóc kiểu Nhật nhiều.’
Hếch cái mũi nhỏ của mình, Naomi cười khẽ như đồng ý. Kiểu cô bé như vậy. Đó là một nụ cười nghịch ngợm pha giọng mũi, nhưng tôi thấy nó khiến Naomi trở nên láu lỉnh.