Người ấy không phải là một người Mường. Nhưng họ hàng anh ta di cư lên ở huyện Thanh Thành đã khá lấu, nên dần dà, chịu ảnh hưởng của thủy thổ, của hòn cảnh, của phong tục, người ấy cũng hóa ra Mường.
Tên anh ta là Lầm Khẳng, Đèo Lầm Khẳng.
Chả biết trước kia, ông tằng tổ khảo anh ta họ gì – xem trong gia phả nhà Lầm Khẳng chỉ thấy chép dòng họ anh ta vốn nòi người ‘dưới chợ’, – song vì đâu Lầm Khẳng mang một tính danh Mường, cái đó anh ta không rõ. Có kẻ bảo – kẻ ấy là ôn nội Khẳng – họ Đèo xưa kia là họ Trịnh, một chi nhánh họ Trịnh, – sau khi nhà Trịnh bị nạn việt vong là chúa Trịnh Khải cắt cổ tữ tận, – sợ quân Tây Sơn lùng bắt nên vội vã chạy vào Thanh Hóa, lên ẩn nấp trên miền thượng du, và đổi tên họ để khỏi lo hậu họa. Đấy chỉ là một lời phỏng đoán, song lời phỏng đoán đó có nhiều lẽ khiến ta phải tin là đúng sự thực. Sở di4gia phả họ Đèo không cho phép dòng họ đó là dòng quí phái, họ là Trịnh cải đi, bởi lẽ những tổ tiên Lầm Khẳng sợ có kẻ thù theo đuổi nã tróc, không dám lộ ra chân tính, phải giữ bí mật hòng bảo tồn lấy dòng dõi sau này.
Từ năm sáu đời nay, họ Đèo an cư lập nghiệp trên một chiếc đồi con, thuộc về huyện Thanh Thạch. Chỗ đó phần nhiều là rừng núi, ít người kinh thành đến ngụ chỉ toàn có dân Mường sinh hoạt mà thôi. Đáng lẽ Lầm Khẳng cũng theo ý chỉ tổ tiên, không bao giờ dời bỏ nơi đã chôn nhau cho chàng, nhưng chàng hiện đương bị một kẻ thù độc ác dữ dội theo đuổi, chàng không thể yên thân được nữa, bất đắc dĩ phải bỏ làng lên tỉnh thành nương náu ngỏ hầu tránh sự hiểm nghèo.
Nếu kẻ thù của Khẳng là người, thì chàng đã không sợ lắm; sức chàng khỏe mạnh và chàng lại thông minh tự lượng mình có thể đối chọi với đồng loại được. Tiếc thay kẻ kia không phải là người: nó là một con vật, một con hổ đã thành tinh, mà dân huyện Thạch Thành kinh sợ như một vị thiên thần tái thế. Không nhà nào không đặt hương án thờ con hổ đó; người Mường nào cu4g tin rằng hễ thờ nó, nó sẽ không làm hại đến, và sẽ phù hộ cho làm ăn, cầy cấy được phát đạt, dễ dàng. Mỗi năm bốn kỳ, họ mua trâu, dê, bò, lợn, đem vào rừng cúng lễ; rồi trói những con vật sống bỏ nơi sườn núi vắng cho con hổ kia đến tha về tổ ăn dần. Tín ngưỡng của dân Mường, tuy vô lý, nhưng dựa vào kinh nghiệm: họ xét rằng, năm nào, vì sao nhãng, dân làng không cúng vái hoặc mua lễ vật biếu Thần Hổ, năm ấy tự nhiên mất mùa và hay có thiên tai. Bởi lẽ đó họ thờ phụng con hổ sống kia như thờ một vị ThànhHoa2ngh tuyệt nhiên không ai dám cả gan ngạo mạn hay láo xược với nó.
Họ tin rằng những con cọp thường là những vật “thiên lý nhĩ”, nghe được ngàn dặm, ai nói gì động tới chúng nó, chúng nó đều biết cả. Nhưng trời lại phú cho chúng cái tật hay quên, hễ đụng tai vào một cành cây, vào một chùm lá, là quên bằng hết, không nhớ gì nữa. Duy có thần hổ thì không thế.
Thần hổ hiểu hết, biết hết, nghe thấy hết.
Ai nói gì động đến nó, nó báo thù ngay. Láo xược vừa vừa, thì nó bắt một con lợn hay một con bò cho biết tay; chửi rủa hay khinh nhờn nó quá, nó sẽ rình vả cho, rồi cắn chết. Nó là một con hổ xám, da không vàng như da các hổ khác. Nó lại to hơn các vật đồng loại, mình nó thì vằn trắng và đen. Trên trán có lượt bờm lông trắng xóa; hai mắt sáng quắc như điện, vuốt dài và rất nhọn, tiếng kêu lại lanh lảnh như chuông, không trầm trầm vẩn đục như tiếng gầm các hổ vàng. Đồn rằng tai nó thường vẻnh lên lắng nghe thiên hạ bàn tán về nó; trong lỗ tai nó có hơn trăm vết đỏ; chứng minh rằng nó đã ăn thịt hơn một trăm người. Phàm giả trong loại hổ, tục truyền rằng mỗi lần bắt được một người, trong tai lại thêm một vết đỏ; con nào bình sinh gồm đủ trăm vết thì sẽ được thành tinh, và nếu có phúc phận, sẽ sống lâu đến vài trăm tuổi. Từ sắc vàng, hổ yêu sẽ thay lông ra sắc xám, khi nào sắc lông trắng toát, ấy là lúc được làm chúa các loại hổ trong rừng.
Lầm Khẳng, không may, là một kẻ thù của Thần hổ xám. Vì thế, chàng không dám ở lại Thạch Thành nữa phải bỏ quê hương đi trốn ở phương xa. Mối thù của Lầm Khẳng đối với con hổ xám, cũng như mối thù của con quái vật ấy với chàng là một mối tử thù, một mối thù “bất cộng đái thiên”. Nguyên nhân mối thù đó rất lạ lùng bí hiểm.
Con ổ xám kia ngày nay chột mất một mắt, và – xin lỗi các bạn độc giả, – nó bị cụt mất dương vật. Sở dĩ nó hóa ra tàn tật, cũng bởi tổ phụ Lầm Khẳng, một nhà thiện xạ giỏi săn bắn, đã làm cho nó trải qua một phen “thập tử nhất sinh”. Câu chuyện này kể ra rất dị kỳ, mà cũng tức cười vỡ bụng. Nguyên quan huyện sở tại cùng phu nhân là một đôi vợ chồng mộ đạo, hay đi lễ bái ở các đền chùa. Gần huyện Thạch Thanh có Phố Cát là chỗ thờ tự rất thiêng, mà phong cảnh lại ngoạn mục. Nhưng đường đi sang Phố Cát rất gập ghềnh, hiểm trở, thuở xưa đường chưa mở rộng cho xe cộ và ô tô qua lại, nên đường bộ phải đi ngựa, đi cáng và đường thủy phải đi thuyền. Một lần cùng phu nhân sắp tới Phố Cát, quan huyện bị một phen kinh hồn táng đảm, vì giữa đường, cách cáng ngài cùng cáng phu nhân độ hơn mươi bước, một ông “ba mươi” ngồi nửa vàng nửa xám trông rất đẹp, nó ngồi trên một chiếc cầu nhỏ bắc ngang qua suối, quay lưng lại phía quan quân. Quan huyện lúc bấy giờ luống cuống không biết làm thế nào. May sao có một tên lính lệ can đảm, bảo phu đỗ lại, rồi vội chạy vào bụi chặt cây vẩu dài và lớn, vạt cho hết lá và cánh nhỏ, dùng cây vẩu ấy làm một ngọn roi để quất vào đít hổ. Sự đánh đuổi hổ như thế là một sự rất nguy hiểm, vì lỡ ra, nếu hổ ngoái đầu lại trông thấy người, tất điên tiết lên xông vào vồ, thì có kẻ thiệt mạng. Vì thế, quan huyện bèn nghĩ ra một chước lạ, ngài cho hai tên lính khiêng trống cái đứng lên mé trên (quan đi đến đâu vẫn thường có tiền hô hậu ủng), rồi một tên nữa cầm dùi trống đợi sẵn. Xong đâu đấy, kẻ cầm cây vẩu vác roi rón rén lại sau lưng hổ. Còn cách độ năm sáu thước tây nữa, kẻ ấy giơ thẳng tay giáng vào lưng mãnh thú một roi. Liền lúc ấy, ba tiếng trống kinh thiên động địa làm cho hổ phải giật mình kinh khủng, không có thì giờ quay đầu trông lại, chỉ kịp nhảy chồm lên rồi cụp đuôi chạy thẳng vào rừng.
Thế là quan huyện thoát nạn. Nhưng cách đấy mấy tháng sau, ngài một mình cưỡi ngựa sang Phố Cát, đến gần chỗ đầu cầu, lại vẫn gặp con hổ cũ ngồi chắn ngang đường trên dòng suối. Ngựa thấy hổ cuống lên rúc đầu vào bụi, chân sau cứ đá ngược lên, suýt nữa làm ngã quan huyện. Lần này quan đi không có nhiều lính theo sau hộ vệ, không có chiêng trống như mọi khi, nên quan bất đắc dĩ phải quay ngựa, rồi phi nước đại, trở về. Quan phải hai lần sợ hãi nên lấy làm tức bực; không những tức, còn sợ thay cho tính mệnh nhân dân. Ngài bèn đem chuyện ấy kể lại cho một ông bạn thân của ngài, nhà thiện xạ. Đèo Văn Bỉnh.
Ông Bỉnh vốn là một nhà hào phú trong huyện. Vừa có óc thông minh lỗi lạc, ông vừa có sức khỏe hơn người, và, thêm nữa, ông thạo đủ loại các môn võ nghệ, lại lành nghề săn bắn những ác thú trong rừng. Nghe quan huyện phàn nàn về nỗi hổ hay chặn đường lên Phố Cát, ông Bỉnh tình nguyện làm mất hẳn sự nhũng nhiễu ấy đi. Rồi ông cáo từ lui ra.
Về nhà, trước tiên ông cho qua nhân đi dò xem con hổ kia hay đến ngồi trên cầu vào khoảng giờ nào, và ngồi đấy để làm gì. Nửa tháng sau, tên đầy tớ về báo rằng con mãnh thú ngày nào cũng đến ngồi trên dòng suối, ngoảnh đầu về phía núi trước mặt, từ cuối giờ Mùi đến quá giờ Dậu. Nó đến đấy, cốt để rình một đàn sơn dương ẩn nấp trên đỉnh núi, thường hay lởn vởn xuống chân núi kiếm ăn và xuống suối uống nước lúc mặt trời sắp lặn.
Biết rõ ràng như thế, ông Bỉnh bèn nai nịt gọn gàng vác súng đi sang Phố cát.
Gần đến chỗ hổ phục, ông lên một gò đất cao, ẩn mình trong bụi rậm, ngồi rình. Quả nhiên đến cuối giờ Mùi, con hổ từ từ tiến lại bờ khe, bước lên cầu, ngồi chễm chệ nhìn sườn núi. Ông Bỉnh ngồi cách con ác thú ấy chừng non hai mươi thước tây, nó không trông thấy ông, vì nó nhìn về phương Bắc mà ông nấp ở phương Tây. Nếu ông bắn, hòn đạn sẽ trúng nó dễ dàng, nhưng chỉ xuyên vào mang tai, vào cạnh sườn hay mạng mỡ. Khẩu súng hỏa mai ông đeo trên vai không phải là súng tốt, bắn đến ba mồi cũng chưau4cha81c đã giết được hổ nếu những viên đạn không trúng vào các chỗ hiểm ở trên đầu. Có bắn cũng chỉ tổ làm cho con vật hăng tiết, nhẩy xổ lại chỗ ông ngồi để cấu xé ông. Chỗ ấy không có cây to, chỉ toàn những đám sậy thấp. Thế đất đã không được lợi, mà loại hổ kia lại là một con thú to lớn, mạnh mẽ vô cùng. So với các hổ thường, nó phải liệt vào hàng chúa tể, vì thân hình nó trông lực lưỡng và béo tốt hơn những vật đồng loại của nó nhiều. Đến lông lá nó cũng khác. Nó tất phải là một con hổ đã già, đã lão luyện, bởi lẽ lông nó gần x1m cả, không vàng như lông các hổ thường. Suy đi tính lại, ông Bỉnh không dám hạ thủ ngay, ông đi bắt đã sành nên biết rằng đối với một con cọp gần thành tinh (như con cọp ông định giết), ông phải cẩn thận lắm, phải dùng mưu kế và thủ đoạn mới có thể mong toàn thắng được. Kẻo nếu lỡ tay, đã không hại được nó, mà chỉ tổ làm cho nó thù ông, tìm cách hại ông và họ hàng nhà ông nữa. Như những người Mường khác ông Bỉnh tin rằng giống cọp thiêng lắm; nó cũng như voi, như rắn, biết nhận được kẻ hại mình, rồi đối với kẻ ấy, hoài bão một mối thù rất sâu xa và tàn ác, thế nào cũng tìm cách hoặc tìm dịp báo thù cho kỳ được mới nghe, bởi thế ai lỡ phạm đến oai hổ nhất là thần hổ xám vừa linh, vừa lắm mánh khóe hại người – ắt sẽ bị con ác thú ấy thù rất sâu, và làm cho phải chịu nhiều nỗi thương đau điêu đứng.