Chương 7: Sự thật của việc khoe mẽ

Quá trình tiến hóa nên những dấu hiệu ở cơ thể loài người.

Hai vợ chồng bạn tôi mà ở đây tôi xin được nhắc lới dưới những cái tên khác là Art và Judy Smith nhằm tôn trọng danh tính, đã trải qua một giai lỉoạn khó khăn trong hôn nhân giữa hai người. Sau khi cả hai trải qua hàng loạt cuộc ngoại tình, họ quyết định li thân nhau. Gần đây, họ lại quay VC với nhau, một phần cũng bởi cuộc chia tay đã khiến lũ trẻ của đôi vợ chồng này cảm thấy rất khó khăn. Giờ thì Art và Judy đang cùng nỗ lực hàn gắn cuộc hôn nhân rạn nứt, và cả hai vợ chồng đều hứa rằng sẽ không quay lại với những người tình cũ, nhưng dư vị của sự nghi ngờ và cay đắng vẫn còn tồn tại. Điều này vẫn in sâu trong tâm trí của hai vợ chồng, và rồi một buổi sáng, Art gọi điện Ihoại về nhà khi anh đang trong một chuyến công lác xa nhà vài ngày. Một giọng đàn ông trầm, Ồm Irá lời điện thoại, cổ họng Art trở nên tắc nghẹn ngay tức khắc, trong khi tầm trí anh cố gắng tìm một lời giải thích (Phải chăng mình bấm nhầm sói’ Người đàn ông đó đang làm gì ở nhà mình vậy?). Không biết phải nói gì lúc đó, Art buột thốt lên: “Có bà Smith ở nhà không?”. Người đàn ông trả lởi một cách hết sức thành thực: “Đang ở trong phòng ngủ lầu trên, và thay đồ”. Trong một khoảnh khắc, có một luồng điện như quét qua người Art. Anh t,i hét lên trong tâm trí mình: “Cô ấy lại quay lại vởị những cuộc tình vụng trộm! Giờ thì cô ta lại còn cho mấy gã người tình qua đêm trên giường CÚ.I tôi! Và thậm chí hắn ta còn dám cả gan nhận dũ;n thoại!”. Những cảnh tượng chợt lướt qua trí óc Arl, anh sẽ lao về nhà, giết chết tên người tình cùa vụ và động đầu Judy vào tường. Nhưng vẫn chưa tin nổi vào tai mình, anh nói vào điện thoại giọng dứl quãng: “Ai… đang …nói… đấy?”. Giọng nói bôn kia vỡ tiếng, chuyển từ giọng nam trung sang tông giọng cao vút và câu trả lời cất lên: “Ba à, ba khôn}*, nhận ra con sao?”. Đó chính là cậu con trai mười bốn tuổi của Art và Judy, đang ở thời kì vỡ giọng. Art lại há hốc miệng thêm lần nữa trong thứ cám xúc hòa trộn giữa sự tin tưởng, vui sướng đến ph.il điên và cả nỗi thổn thức.

Trường hợp như cuộc gọi về nhà của Art cũng có thể xảy ra vớỉ tồi hay thậm chí là vớỉ bất cứ .li trong thế giới loài người, loài động vật duy nhất ló lí trí, nhưng vẫn tồn tại những khoảnh khắc duy ll trí, những cách thức cư xử như ở loài vật. Sự biến (iổi đơn thuần chi là một quãng tám cao độ trong )’iọng nói, trong đó chỉ thốt ra được khoảng sáu âm tiết tách biệt nhưng đủ khiến hình ảnh được gợi lỏn từ người nói chuyển từ một đối thủ không đội trời chung sang một đứa trẻ hoàn toàn vô tội, và Irạng thái tình cảm của Art cũng chuyển từ cơn diên giận có thể dẫn tới giết người sang tình cảm <ìu yếm của người cha. Những gợi ý, ẩn ý giản đơn như thế nêu lên sự khác biệt giữa hình ảnh của hai ton người một già, một trẻ, giữa người quyến rũ và không quyến rũ, kẻ hung tợn và người yếu đuối, (au chuyện của Art là minh chứng cho thứ sức mạnh mà các nhà động vật học gọi là các tín hiệu: .im hiệu mà có thể rất nhanh chóng được nhận dạng và tự bản thân nó có thể là không quan trọng, nhưng lại có thể được sử dụng để chỉ ra một tập hợp phức tạp và có nhiều ý nghĩa bao gồm những đặc điểm về sinh học chẳng hạn như: giới linh, tuổi tác, sự hung hãn hay các mối quan hệ. Những tín hiệu là rất cần thiết trong ngôn ngữ giao tiếp của các loài động vật – bởi quá trình mà một con vật thay đổi cách thức cư xử có thể có ở một cá thế khác diễn ra theo cách thức nó có thể thích nghi với một trong hai hay là vốỉ cả hai con vật. Những tín hiệu nhỏ nhật vốn chỉ tiêu tốn rất ít năng lượng (chẳng hạn như thay đổi một vài âm tiết ở âm vực rất thấp) có thể tạo nên những hành vi cư xử tiêu tốn rất nhiều năng lượng (chẳng hạn như liều mạng sống nhằm cố gắng giết chết đói thủ kình địch nào đó).

Những tín hiệu ở loài người và những loài động vật khác được tiến hóa nên thông qua chọn lọc tự nhiên. Chẳng hạn như, thử quan sát hai cá thể độc lập thuộc cùng một loài, khác biệt đôi chúỉ về kích thước cơ thể và sức mạnh, cạnh tranh trực tiếp vớỉ nhau về vài nguồn lợi tài nguyên có the đem lại lợỉ ích cho một bên nào đó. Đối vói cả hai cá thể, sự đối địch đó có thể đem lại lợi ích bởi nó giúp trao đổi những tín hiệu, những tín hiệu này vốn thể hiện chính xác sức mạnh tương đối của từng cá thể mà có lẽ vì thế mới cần tới một cuộc chiến. Thông qua việc tránh khỏi cuộc đối đầu, cá thể yếu hơn có thể tránh khỏi nguy cơ bị thương hay cái chết trong khi cá thể mạnh hơn thì lại tiết kiệm được nãng lượng và cả những nguy hiểm rình rập.

Những dấu hiệu ở các loài động vật được dến hóa nên theo cách thức nào? Chúng thực sự truyền tải điều gì? Vậy những dấu hiệu đó được tạo ra hoàn toàn dựa trên ý kiến chủ quan hay thể hiện một tầm ý nghĩa sâu xa hơn nào khác? Điều gì cỏ thể giúp tăng độ tin cậy và giảm thiểu khả năng dối trá? Giờ thì chúng ta sẽ khám phá những câu hỏi kể trên về những dấu hiệu của loài người, đặc biệt là những dấu hiệu liên quan tới chủ đề tình dục sinh sản. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thu được nhiều kết quả hơn nếu bắt đầu bằng cách nhìn Iiliặn một cách tổng quát về những dấu hiệu tìm 11 ùy ở các loài động vật khác, mà từ đó chúng ta có 11 lổ thu nhận được những cách nhìn nhận rỏ ràng lum là tiến hành những thí nghiệm kiểm chứng, rõ I.mg không thể thực hiện được đối với cơ thể con người. Như những gì chúng ta sẽ thấy ngay sau ilày, các nhà động vật học có thể thu nhận được Iiliững hiểu biết sâu sắc về các dấu hiệu ở động vật Ihông qua những cách thức biến dổi cấu trúc giải phẫu đã được chuẩn hóa của cơ thể loài vật. Một vài người có lẽ cũng sẽ yêu cầu các nhà giải phẫu linn hành cải biến cơ thể họ, nhưng kết quả thu 11 ược không giống với một thí nghiệm được nghiên cứu và bố trí kĩ càng. Trong thế giói động vật, các cá thể truyền tín hiệu cho nhau thông qua rất nhiều kênh thông tin. Trong các kênh đó, kênh Iruyền tín hiệu quen thuộc với chúng ta nhất I hình là thông qua thính giác, chẳng hạn những giai điệu có thể được cất lên từ những chú chim nhằm thu hút bạn tình và thông báo quyền sở hữu với những đối thủ của chúng, hay những tiếng kêu vánh cáo cũng xuất hiện ở các loài chim khi chúng muốn thông báo cho nhau về những loài ăn thịt nguy hiểm đang lảng vảng xung quanh. Tương tự, những dấu hiệu cử chi cũng rất quen thuộc đối vởi von người: những người yêu quý chó chắc hẳn đều biết rằng một con chó với hai cái tai, đuôi và cả đám lông quanh cổ dựng đứng lên thể hiện nn đang rất hung dữ, kích động, nhưng nếu con clui đó có tai, đuôi cụp xuống và đám lông gần cổ mt’111 mại lại thể hiện sự phục tùng hay thái độ muốn kí’I bạn. Những dấu hiệu khứu giác được rất nhiều cái loài thú sừ dụng để đánh dấu vùng lãnh tho (giống như việc một con chó đánh dấu chủ quy CM ờ khu vực gần vòi cứu hòa bằng nước tiểu của nú) và loài kiến còn dùng dấu hiệu khứu giác để đánh dấu đường đi tới điểm tập trung thức ăn. vẫn còn những phương thức khác nữa chẳng hạn như till hiệu điện được các loài cá phát điện dùng để tran đổi với nhau, nhưng những tín hiệu kiểu nàv thường không phổ biến và vượt ra khỏi khả năng cảm nhận của con người.

Trong khi những dấu hiệu mà tôi vừa mớỉ đề cập tói có thể được nhanh chóng thể hiện ra hay chấm dứt thì những dấu hiệu khác được di truyền vô cùng bền vững, hoặc trong thời gian kéo dài dói với cấu trúc giải phẫu của các loài động vật nhằm truyền tải rất nhiều dạng dấu hiệu khác nhau. Giới tính của một loài động vật được thể hiện thông qua sự khác biệt giữa con đực và con cái về bộ lông ở rất nhiều loài chim, hay dựa vào sự khác biệt vi’ hình dạng của đầu như ở những con đực và cái của loài gorin và đười ưcri. Như chúng ta đã thủn luận trong Chương 4, con cái của rất nhiều loài động vật linh trưởng khoe mẽ thời gian rụng trứng nhờ vào vùng da căng lên và có màu đỏ rực ở phần mông hay vùng xung quanh âm đạo. Những con Jang trong độ tuổi sắp trưởng thành của phần lớn I ac loài chim có màu lông khác biệt so với những I on chim trưởng thành; những con gorin trưởng llìành về mặt sinh dục có một túm lông bạc hình yên ngựa ngay trên lưng. Sự khác biệt theo độ tuổi được biểu hiện còn rõ ràng hơn ở loài hải âu Herring Gull9, ở loài chim này chúng có bộ lông hoàn toàn khác biệt khi ở giai đoạn trước thời kì phát triển thuần thục về mặt sinh dục và rồi một, hai, ba hoặc bốn hay nhiều năm về sau.

Những dấu hiệu ở cơ thể động vật được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu thực nghiệm I hông qua việc tạo ra một cá thể động vật bị biến Jổi hay hình nộm của con vật thật với những dấu hiệu cũng bị thay đổi theo. Chẳng hạn như, trong số các cá thể cùng chung giói tính ở một loài động vật, sự quyến rũ với cá thể khác giới có thể còn tùy thuộc vào những bộ phận đặc biệt trên cơ thể, đặc hiệt điều này thể hiện rõ rệt nhất ờ loài người. Trong một thí nghiệm thể hiện quan điểm kể trên, những cái đuôi của loài chim ruồi-lông-dài đực , một loài chim sống ở châu Phi, cái đuôi dài chừng 40 cm của loài chim này khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng những con chim đực đã sử dụng để quyến rũ lũ chim cái, khi chúng được nối dài thêm hay ngắn bớt lại. Người ta cũng phát hiện ra rằng, một con đực có cái đuôi bị cắt cụt chỉ còn 15 cm HC chỉ thu hút được rất ít con cái, trong khi một con đực với cái đuôi kéo dài thêm tới hơn 60 cm, du được gắn thêm một phần đuôi phụ nhờ keo dính, sẽ thu hút được thêm nhiều con khác giói. Một chu chim mớỉ sinh của loài hải âu Herring Gull mà tôi vừa nhắc tới ở trên mổ liên tục vào điểm chấm di’i trên phần mỏ dưới của chim bố mẹ, nhờ đó nó SI’ khiến cho chim bố mẹ nôn ra phần thức ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa phần nào để mớm cho lu con non. Việc bị con non mổ vào đốm đỏ trên niù chim bố mẹ đã kích thích con bố mẹ nôn thức ãn, nhưng chính việc nhìn thấy cái chấm đỏ nổi bật trên nền mỏ màu xám có hình dáng thon nhọn cũng kích thích con non mổ vào đó. Một chiếc mõ nhân tạo với một chấm đỏ sẽ khiến cho lũ chim non mổ vào đó nhiều gấp bốn lần so với cái mò không có chấm, trong khi đó cái mỏ nhân tạo với bất cứ màu sắc nào khác chỉ khiến cho lũ chùn non mổ vào đó bằng nửa số lần chúng mổ lên cái mỏ (•( I chấm đỏ. Và đây là ví dụ cuối cùng, một loài chim châu Âu có tên gọi là chim sẻ ngô lớn, loài chim này có một sọc đen ở ngay phần ngực, sọc đen nàv được coi như một dấu hiệu về vị thế trong thế giòi của loài sẻ ngô. Các thí nghiệm được sóng radiu bao phủ, các hình nộm chim sẻ ngô cử động dưoi nhờ vào động cơ được đặt tại chỗ có thức ân cho lũ sẻ ngố cho thấy những con sẻ ngô thực sự bay đến điểm đặt thức ăn cho chúng chỉ duy nhắt trong Irường hợp cái sọc trên con chim làm mồi có kích thước lốn hơn cái sọc của chính con chim đó.

Bạn đọc có lẽ sẽ đặt ra câu hỏi bằng cách nào các sinh vật trên Trái đất có thể tiến hóa nên lìhững thứ dường như quá sức tùy tiện, chẳng hạn như chiều dàỉ của cái đuôi, màu sắc của chấm nhỏ trên mỏ của con chim, hay độ rộng của những sọc đen lại cố thể khởi phát nên những hành vi đáp ứng kích thích mạnh mẽ đến vậy. Tạỉ sao một con chim sẻ ngô cỡ lớn lùi lại, không tìển tới chỗ cố thức ăn chỉ bởi vì nó nhìn thấy một con chim đồng loại khác có sọc đen yổỉ kích thước lớn hơn cửa nó? Vậy diều gì quy đinh về việc cái sọc kẻ đèn lớn lại giúp ngầm thể hiện sức mạnh có tính chất đe dọa kẻ khác? Ai đó có thể nghĩ rằng, vậy theo cách khác, những con chim yếu thế hơn cũng của loài chim sẻ ngô lớn, nhưng lại mang gen quy định sọc đen có kích thước lớn có thể qua đó có được địa vị cao cấp hơn trong loài mà đáng ra nó không thể có được. Tại sao những sự dối trá kể trên lại không trở nên cực kì phổ biến trong thế giới loài vật và làm hủy hoại đi ý nghĩa của các dấu hiệu?

Những câu hỏi như trên tới nay vẫn chưa hề có lờỉ giải đáp và chúng khiến các nhà động vật học tranh luận hết sức sôi nổi, một phần cũng bởi các câu trả lời là rất khác nhau đối vói từng loại dấu hiệu và từng loài động vật riêng biệt. Hãy thíl cùng xem xét những câu hỏi như thế nhưng là vớt ngôn ngữ giới tính của cơ thể. Chẳng hạn như, lại sao cấu trúc cơ thể chỉ ở một giới tính mà không phải là giới tính còn lại trong một loài lại được sú dụng như một thứ tín hiệu để thu hút những con có tiềm năng trở thành bạn tình hay nhằm tạo ấn tượng vói những đối thủ cùng giới tính với nó? B.I học thuyết có tính đối nghịch, nhưng cùng cố gắng giải thích những dấu hiệu giới tính ở trên. Họi’ thuyết đầu tiên được đề xuất bởi nhà di truyền học người Anh, ngài Ronald Fisher, hay còn được gọi lit mô hình chọn lọc chạy trốn Fisher. Phụ nữ Vi’i giống cái của tất cả các loài động vật khác, phải dAi mặt với sự lựa chọn khó khăn để lựa chọn con đực bạn tình của nó, chúng mong muốn chọn lựa được con đực mang những gen tốt, và những gen đó có thể được di truyền cho lũ con do con cái này sinh ra sau đó. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn bởi bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể nhận thức rất rõ ràng rằng, giống cái không có cách thức trực tiếp nào để tiếp cận và đánh giá được chất lượng của vật liệu di truyền của một con đực nào đó. Thứ cho rằng, một con cái theo một cách thức nào đ«’» được lập trình về mặt di truyền để trở nên hấp dân vóỉ những con đực mang một cấu trúc nhất định nào đó, cấu trúc này khiến cho con đực đó cỏ những thuận lợi đáng kể về mặt sống sót so với những con đực khác. Những con đực này vớỉ những cấu trúc cơ thể được ưa thích hơn vậy nên l ũng thu được những thuận lợi bổ sung khác nữa: chúng có thể thu hút được nhiều con cái hơn để Irở thành bạn tình của nó và qua đó cũng truyền được gen di truyền của bản thân cho nhiều con cái hơn. Những con cái có sự ưa thích đặc biệt với những con đực mang cấu trúc như vậy cũng có được một lợi thế, đó là: chúng có thể di truyền gen quy định tính trạng đó cho những đứa con có giới lính đực do nó sinh ra, và những đứa con đó về sau lại được những con cái yêu thích hơn những con đực thông thường khác.

Quá trình lựa chọn chạy trốn theo lẽ đó chắc chắn sẽ ưa thích hơn những cá thể đực với các gen quy định cấu trúc có kích cỡ khổng lồ và ưa thích những cá thể cái mang những gen quy định sự ưa thích đặc biệt với cấu trúc như thế. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cấu trúc đó sẽ gia tăng về kích cỡ hay sự biểu hiện rõ ràng của nó cho tới khi tác dụng nhỏ bé ban đầu có ích lợỉ đối với sự sống còn hoàn toàn biến mất. Chẳng hạn như, một cái đuôi tương đối dài hơn bình thường có lẽ sẽ có ích cho việc bay lượn, nhưng một cái đuôi khổng lồ của loài công thì lại hoàn toàn chẳng mang lại lợi ích gì cho việc này cả. Quá trình trốn chạy mang tính liến hóa đó có lẽ chi tạm dừng khi sự gia tăng quá mức kích cỡ của một đặc điểm nào đó trở nên bAl lọi cho sự sống còn.

Một học thuyết nữa được nhà động vật hục người Israel, Amotz Zahavi đề xuất. Trong những nghiên cứu của mình, ông thể hiện rằng có rát nhiều cấu trúc được coi như những dấu hiệu tình dục của cơ thể, những dấu hiệu này quá nổi bậl hay hiển nhiên tới mức chúng thực sự trở nên bát lợi đối với sự sống còn của con vật sở hữu chúng. Chẳng hạn như, ở loài công hay loài chim thiền đường , chiếc đuôi chẳng những không giúp ích gì cho chúng trong việc sống sót mà thực ra còn gây thêm khó khăn cho con chim trong đời sống. Mang trên mình một chiếc đuôi rất nặng, dài và rộng khiến cho con chim rất khó khăn trong việc lướt bay qua những cánh rừng rậm rạp, cất cánh, duy trì tốc độ bay mà nhờ đó nó có thể trốn chạy khỏi những con vật dữ ăn thịt. Phần nhiều những dấu hiệu giới tính, chẳng hạn như chỏm lông vàng trước ngực của loài chim bower, là hết sức rõ ràng, nổi bật và không thể nhầm lẫn, điều này khiến cho chúng trở thành dấu hiệu thu hút sự chú ý của những loài vật dữ ăn thịt. Thêm nữa, việc có một chiếc đuôi hay chỏm lông lớn đều rất tốn kém với con vật bởi chúng phải tiêu tốn một lượng năng lượng tổng hợp sinh học lớn trong việc tạo nên những bộ phận cơ thể đó. Kết quả là, trái ngược với quan điểm của Zahavi, bất cứ con đực nào có Ihể sống sót được dù mang trên cơ thể nó một khiếm khuyết “tốn kém” đó, thì nhờ thế, nó có thể khoe mẽ với những con cái rằng nó chắc chắn có dược những gen cực kì vượt trội ở một số mặt nào dó. Khi một con cái nhìn thấy con đực mang đặc diểm khiếm khuyết đó, nó có thể được đảm bảo rằng con đực đó mang gen quy định chiếc đuôi rất lởn, và theo cách khác, con đực đó có yếu điểm hơn những con khác. Con đực đó chắc hẳn đã không đủ khả năng để tạo ra phần bộ phận đó, hay thậm chí không thể sống sót nổi, trừ phi nó phải thực sự hết sức phi thường.

Ai đó có thể ngay lập tức sẽ liên hệ tói rất nhiều những hành vi cư xử của loài người, những hành vi này rõ ràng phù hợp với học thuyết đặc điểm khiếm khuyết của Zahavi, những đặc điểm này được coi như những dấu hiệu trung thực nhất. Trong khi bất cứ người đàn ông nào cũng có thể khoe mẽ với một người phụ nữ rằng anh ta giàu có. Bởi nhờ thế, người phụ nữ có thể lên giường với người đàn ông này nếu cô ta hi vọng rằng có thể dụ dỗ để kết hôn với anh ta. Nhưng rất có thể người đàn ông đó dối trá. Trừ phi người phụ nữ đó nhìn thấy người đàn ông “ném tiền” vào những thứ không cần thiết như những món đồ trang sức đắt tiền hay những chiếc ô tô thể thao, cô ta mới thực sự tin rằng anh ta giàu ccS. Cũng như thế, một vài sinh viên đại học thường t»’i ra cho mọi người thấy anh ta lao vào tiệc tùng vào đêm trước ngày diễn ra kì thi quan trọng. Qua dó, họ có thể tuyên bố rằng: “Bất cứ kẻ tầm thường nào cũng có thể kiếm được điểm A nhờ học hành chăm chỉ, nhưng tôi thì lại khác, tôi thừa thông minh dố vẫn có được điểm A cho dù có mắc phải sai lầm là chẳng học hành gì hết.”

Học thuyết còn lại về tín hiệu tình dục được hai nhà động vật học người Mĩ Astrid Kodrie-Brown và James Brown đúc kết, học thuyết này được gọi tên là “sự thật của sự khoe mẽ”. Giống với quan điểm của Zahavi và hoàn toàn khác biệt với Fisher, anh em nhà Brown nhấn mạnh rằng những cấu trúc cơ thể được đầu tư tốn kém thực sự cần thiết trong việc thể hiện sự khoe mẽ trung thực về bản chất bên ừong, bởi phần ẩn giấu bên trong cơ thể động vật có lẽ không thể trang trải nổi cho cái giá phải trả đó. Đi ngược lại với quan điểm của Zahavi, người đã nhìn nhận những cấu trúc tốn kém đó như một đặc điểm sai sót, gây ảnh hưởng tới sự sống còn của con vật thì anh em nhà Brown lại nhìn nhận những đặc điểm này hoặc là như thể chúng cần thiết cho sự sống sót hoặc có lẽ mang mối liên hệ cực kì gần gũi với những đặc điểm gia tăng sự sống sót. Những cấu trúc đắt giá đó chính là một sự khoe mẽ hết sức hung thực gấp đôi bình thường: chỉ có những con vật siêu đẳng, cao cấp mới có thể trang trải được cho I hi phí đó và điều này khiến cho con vật đó càng trở nên siêu phàm hơn.

Chẳng hạn như, cặp sừng của một con hươu đực thể hiện một sự đầu tư lớn về lượng calcium, phosphate, và cả sự tiêu tốn calorie, bởi chúng tăng dần về kích thước và bị thay thế theo từng năm. Chỉ có những con đực được cung cấp dinh dưỡng dầy đủ nhất, những con đã trưởng thành, có vị thế irong cộng đồng, và không bị vi khuẩn tấn công mới có thể đáp ứng được sự đầu tư như thế. Do dó, một con hươu cái có thể nhìn nhận những cặp sừng lớn như một minh chứng, cách thể hiện chính xác nhất về bản chất của con hươu đực, cũng giống như trường hợp một người phụ nữ nhìn thấy bạn trai của mình mỗi năm lại mua và rồi vứt bỏ chiếc xe Porsche đắt tiền, cô ấy có thể tin vào việc anh chàng đó tuyên bố rằng anh ta rất giàu có. Nhưng việc sở hữu một cặp sừng cũng thể hiện một thông điệp khác nữa, không giống với trường hợp sở hữu một chiếc xe Porsche. Trong khi chiếc xe ô tô đắt tiền đó không thể sản sinh thêm tài sản cho bạn thì một cặp sừng lớn có thể mang lại cho con hươu sở hữu nó khả năng xâm nhập vào những đồng cỏ màu mỡ nhất, bởi cặp sừng cho phép con hươu đực có thể đánh bại những đối thủ cạnh tranh với nó và chống lại cả những loài thú ăn thịt hung dữ.

Giờ thì chúng ta thử cùng kiểm tra xem liệu rằng trong số ba học thuyết kể trên có học thuyếl nào được xây dựng nên để giải thích cho quá trình tiến hóa các tín hiệu ở loài vật, và đồng thời giải thích được một số đặc điểm của loài người. Nhưng trước hết, chúng ta cần đặt ra câu hỏi cỏ hay chăng những đặc điểm cần được giải thích trên cơ thể chúng ta. Xu hướng đầu tiên xuất hiện trong chúng ta có lẽ là việc cho rằng chỉ có những loài động vật ngu ngốc mới cần phải có những dấu hiệu được mã hóa nhờ gen di truyền, chẳng hạn như những đặc điểm có một đốm đỏ ở chỗ này hay một sọc đen chỗ khác, nhằm qua đó xác định độ tuổi, địa vị, giới tính, chất lượng gen di truyền và giá trị của một cá thể nào đó khi nhìn nhận nó dưới góc độ một bạn tình tiềm năng. Loài người thì ngược lại, chúng ta có bộ não lớn hơn nhiều, do đó có được khả năng suy luận tốt hơn so với bất cứ loài động vật nào khác. Thêm nữa, chúng ta cũng là loài động vật duy nhất có khả năng phát âm, và nhờ thế có thể lưu giữ và truyền đạt những thông tin chi tiết lớn gấp nhiều lần so với khả năng của bất cứ loài vật nào khác. Vậy thì chúng ta cần gì tới những đặc điểm như có đốm đỏ hay mang trên mình sọc đen nào đó khi mà chúng ta thường và có thể nhận dạng chính xác tuổi tác của ai đó chỉ bằng việc hỏi thẳng người đó mà thôi?

Con vật nào có thể nói vói đồng loại của nó rằng nó 27 tuổi, hằng năm nhận được khoản lương là 125.000 đô la Mĩ, và là trợ lí thứ hai cho một phó tổng giám đốc của một ngân hàng lớn thứ ba nước Mĩ? Trong việc lựa chọn bạn đời hay bạn tình, tại sao loài người chúng ta lại trải qua giai đoạn hẹn hò, theo đó giai đoạn này chính là một chuỗi dài những thử nghiệm, mà nhờ đó chúng ta có thể đánh giá một cách xác thực khả năng vun vén gia đình, kĩ năng giao tiếp và cả gen di truyền của người bạn đời tiềm năng?

Câu trả lời là hết sức đơn giản: những thứ kể trên chẳng có chút ý nghĩa nào hết. Chúng ta quá tin tưởng vào những đặc điểm quá dị thường giống như trong trường hợp cái đuôi ở loài chim sâu thiên đường hay chỏm lông vàng của loài chim bower. Những dấu hiệu ở loài người bao gồm: khuôn mặt, mùi hương cơ thể, màu tóc, chòm râu quai nón ở người đàn ông hay bộ ngực của người phụ nữ. Điều gì khiến cho những đặc điểm không đến nỗi lố bịch như việc sở hữu một chiếc đuôi dài như thế lại trở thành nền tảng cho việc lựa chọn một người bạn đời – người quan trọng nhất trong cuộc sống trưởng thành của mỗi chúng ta, người chia sẻ những lợi ích kinh tế cũng như những quan hệ xã hội cùng chúng ta, và là cha hoặc mẹ của những đứa con của chúng ta? Nếu ai đó nghĩ rằng chúng ta có được hệ thống dấu hiệu miễn nhiễm với sự dối trá, vậy thì tại sao lại có rất nhiều người đổ xô đi tân trang nhan sắc, nhuộm tóc hay phẫu thuật nâng ngực? Giống vớỉ một quá trình lựa chọn có mục đích dựa trên lí tính và hết sức cẩn trọng, tất cả chúng ta đều biết rằng khi chúng ta bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta ngay lập tức có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng mạnh mẽ vói bản thân mình dựa vào hình thức bên ngoài, và ai không để lại ấn tượng nào hết. Cảm nhận đó nhanh chóng có được là nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính”, điều này có nghĩa rằng tổng hòa của toàn bộ những dấu hiệu trên cơ thể, mà qua đó chúng ta có những đáp ứng ngược trở lại, chủ yếu là hoàn toàn vô thức. Ti lệ li hôn trong xã hội Mĩ ngày nay là vào khoảng 50%, con số này cho thấy bản thân chúng ta cũng nhận thức được thất bại lên tới một nửa trong số những nỗ lực lựa chọn bạn đời của chúng ta. Loài hải âu lớn và rất nhiều những loài động vật đơn phối một vợ – một chồng khác lại có được một tỉ lệ “li hôn” thấp hơn thế rất nhiều lần. Vậy mà con người chúng ta lại tinh khôn hơn gấp nhiều lần những loài vật đó hay chúng mới ngu dốt hơn chúng ta nhiều tới mức nào!

Trên thực tế, giống như những loài vật khác, con người đã tiến hóa vô số những đặc điểm của cơ thể, qua đó được nhìn nhận như những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản, và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối vói những đặc điểm giới tính và cả những đặc điểm khác nữa. Việc đạt tới sự trường thành về khả năng sinh sản trở thành dấu hiệu nhận diện ở cả hai giới tính thông qua việc hình thành và phát triển đám lông ở các phần có thể nhận diện trên cơ thể và cả ở phần kín như lông nách. Đối vứi đàn ông, điều này còn được nhận dạng ở một mức độ cao hơn nhờ vào sự phát triển nên chòm râu quai nón, túm lông trên cơ thể và cả việc vỡ giọng, hạ âm vực giọng nói. Câu chuyện minh họa mà tôi đã dùng để bắt đầu chương sách này là minh chứng cho thấy những phàn ứng của chúng ta đối với những dấu hiệu như thế có thể hết sức khác thường và đầy kịch tính giống như phàn ứng của con chim hải âu biển non đối với đốm đỏ trên mỏ của bố mẹ chúng. Phụ nữ thêm vào hệ thống những dấu hiệu thể hiện sự trưởng thành về mặt giới tính thông qua việc phát triển bầu vú. Trong phần đờỉ tiếp theo, chúng ta còn thể hiện dấu hiệu suy giảm khả năng thụ thai, và (đối với những xã hội truyền thống) khả năng giành được vị thế người cao tuổi và thông thái trong xã hội nhờ vào việc nhuộm bạc mái tóc của mình. Chúng ta có xu hướng trả lời những kích thích có được thông qua việc nhìn vào hình ảnh các bắp cơ trên cơ thể (ở mức độ vừa phải và ở những vị trí thích hợp) giống như dấu hiệu về tình hạng thể chất cùa đàn ông, và cũng như hình ảnh những phần mô mềm trên cơ thể (cũng vói sồ lượng và ở những vị trí thích hợp) như dấu hiệu về đặc điềm thể chất của người phụ nữ. Còn đối với những dấu hiệu trên cơ thể mà con người sử dụng nhằm lựa chọn bạn đời và bạn tình, những dấu hiệu này bao gồm tất cá những dấu hiệu giống như ở trên về sự trưởng thành, về khả năng sinh sản, và tình trạng thể chất; những dấu hiệu này thường hết sức đa dạng trong cộng đồng loài người về đặc điểm mà một trong hai giới sở hữu và những đặc điểm mà giới tính kia ưa thích hơn.
Chẳng hạn như, cánh đàn ông trên khắp thế giới hết sức da dạng về kiểu chòm râu quai nón và cả những cụm lông trên cơ thể, trong khi đó thì phụ nữ ở những khu vực địa lí khác nhau lại khác biệt nhau về kích cỡ và hình dạng của bầu vú, núm vú và khác biệt này còn thể hiện ở cả màu sắc núm vú nữa. Tất cả những cấu trúc kể hên được con người sử dụng như những dấu hiệu gần giống với trường hợp của cái chấm đỏ hay những sọc đen ở các loài chim. Thêm nữa, chi riêng bầu vú của người phụ nữ theo một cách hoàn toàn ngẫu nhiên lại thực hiện chức năng sinh lí đi kèm với việc được coi như một thứ dấu hiệu, đây là điều tôi sẽ xem xét tới trong phần sau của chương sách này, để biết liệu rằng điều tương tự có xảy ra trong trường hợp bộ phận dương vật ở nam giới.

Giới khoa học trong nỗ lực nhằm tìm hiểu xem những dấu hiệu trả lời kích thích ở loài vật có thể tiến hành những thí nghiệm liên quan tới sự biến đổi về mặt cơ học cơ thể động vật, chẳng hạn như làm ngắn cái đuôi của loài chim sâu widow hay tô màu lên nhằm che đi chấm đỏ trên mỏ của loài chim hải âu lớn. Những cản trở về mặt luật pháp, những lo ngại về mặt đạo đức và cả việc xem xét về khía cạnh đạo lí đã ngăn cản chúng ta thực hiện những thí nghiệm được sắp đặt như thế đối với con người. Chính những cảm xúc mãnh liệt của con người bao phủ lên sự phản đối những thí nghiệm như ở trên, đồng thời mức độ đa dạng lớn những khác biệt văn hóa và sự khác biệt mà mỗi cá nhân học hỏi được bao gồm cả đặc điểm ưa thích hơn ờ mỗi người, những cách tự biến đổi cơ thể của bản thân mỗi người cũng ngăn cản chúng ta trong việc tìm hiểu những dấu hiệu của loài người. ít nhất ba nhóm dấu hiệu ở loài người đối với bản thân tôi dường như tuân theo mô hình quảng cáo thông qua sự thực của nhóm nghiên cứu Kodric-Brown và cả nghiên cứu riêng của Brown nữa: những cơ bắp trên cơ thể người đàn ông, vẻ đẹp trên gương mặt ở cả hai giới tính và cả các vùng mô mềm trên cơ thể người phụ nữ.

Các cơ bắp trên cơ thể người đàn ông thường gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những người phụ nữ cũng như những người đàn ông khác. Trong khi sự phát triển cực đại các bó cơ ở các vận động viên thể hình khiến nhiều người coi đó như một trò lố bịch thì rất nhiều (hay thậm chí là phần lớn?) phụ nữ nhìn nhận những người đàn ông với những bó cơ chắc khỏe hấp dẫn hơn nhiều so với những người gầy trơ xương. Cánh đàn ông cũng thường coi việc các bó cơ phát triển ở những người đàn ông khác như một dấu hiệu, chẳng hạn như, chúng được coi như một cách nhanh chóng để xác định xem có nên tham chiến hay nên đầu hàng trước đối thủ. Một ví dụ điển hình mà tôi nêu ra ở đây có liên quan tófi người huấn luyện viên có thân hình cơ bắp cuồn cuộn ở phòng tập thể dục thể hình nơi tôi và vợ tôi luyện tập, anh tên là Andy. Mỗi khi Andy cử tạ, tất cả những con mắt của cánh đàn ông và cả những người phụ nữ trong phòng tập đều dồn hết vào. Khi Andy giải thích cho một người tham gia luyện tập về cách thức sử dụng một dụng cụ tập thể dục nào đó, anh thường bất đầu bằng việc tự mình trình diễn hoạt động của chiếc máy, cùng lúc đó anh cũng đề nghị người đó đặt tay lên những vùng bắp cơ tương ứng trên cơ thể anh, nhờ thế người đó có thể hiểu chính xác chuyển động của những khớp cơ. Không nghi ngờ gi nữa, đây quả là một cách thức giảng giải hết sức hiệu quả, nhưng tôi cũng chắc chắn rằng Andy cũng rất thích thú với ấn tượng mạnh mẽ mà người luyện tập đó cảm nhận được.ít nhất là ở những xã hội truyền thống, nơi mà quyền lực của con người chủ yếu dựa vào cơ bắp hơn là sức mạnh của máy móc, cơ bắp thực sự là dấu hiệu chính xác nhất về sức mạnh của người đàn ông, giống như cặp sừng đối với loài hươu vậy. Ở một khía cạnh khác, các thớ cơ cũng giúp những người đàn ông gặt hái các nguồn lợi, chẳng hạn như thu thập thực phẩm, xây dựng nên những khối tài sản như việc xây nhà cửa hay đánh đuổi những đối thủ cạnh tranh là những người đàn ông từ những bộ lạc khác. Trên thực tế, các thớ cơ còn đóng góp một vai trò lớn hơn rất nhiều lần trong những xã hội truyền thống của loài người so với vai trò của cặp sừng đối với loài hươu nai, vốn chỉ được chúng sử dụng vào việc đánh trả đối thủ mà thôi. Mặt khác, con người với những phẩm chất cao quý khác nữa, có được những cơ hội tốt hơn rất nhiều trong việc thu nhận tất cả những nguồn protein cần thiết để phát triển nên và duy trì những thớ cơ to khỏe trên cơ thể. Ai đó có thể giấu giếm tuổi tác bằng việc nhuộm lại màu tóc, nhưng người đó không thể làm giả được những bắp cơ to khỏe. Theo lẽ tự nhiên, những người đàn ông không tiến hóa nên những bó cơ chi để phục vụ cho việc gây ấn tượng với những người đàn ông và phụ nữ xung quanh giống như cách thức mà loài chùn thiên đường đực tiến hóa nên chỏm lông vàng óng ả, đơn giản chỉ để coi đó như dấu hiệu nhằm gây ấn tượng vái những con chim thiên đường đồng loại. Thay vào đó, những bó cơ được tiến hóa nên nhằm thực hiện những chức năng của chúng, và tiếp đó những người đàn ông và những người phụ nữ sẽ được chọn lọc tự nhiên tiến hóa theo hoặc học hỏi cách thức để có được phản xạ đáp ứng khi coi những thớ cơ đó như một dấu hiệu hết sức trung thực.

Một gương mặt đẹp có lẽ lại là dấu hiệu đáng tin cậy khác, dù cho những nguyên nhân ẩn giấu đằng sau nó không hẳn rõ ràng như vóỉ trường hợp của những bó cơ ở trên. Nếu bạn ngừng suy nghĩ về điều này, thì dường như là rất vô lí khi cho rằng sự cuốn hút giới tính và khả năng giao tiếp xã hội phụ thuộc rất nhiều vào vẻ đẹp của gương mặt ít nhất ở một mức độ thường thấy nào đó. Ai đó có thể lí giải rằng, vẻ đẹp chẳng có liên quan gì tớỉ những gen tốt, phẩm chất của cha hoặc mẹ, hay những kĩ năng để thu hái thức ăn. Tuy nhiên, gương mặt lại là phần nhạy cảm nhất trên cơ thể chịu sự tàn phá theo thời gian, bệnh tật và cả những thương tích nữa. Đặc biệt là, trong những xã hội truyền thống, những cá nhân mang những gương mặt đầy sẹo hay khiếm khuyết nào đó cũng sẽ có khuynh hướng thể hiện bản thần nghiêng về khả năng mắc những loại dịch bệnh, không có khả năng chăm sóc cơ thể hay chịu đựng những kí sinh trùng trong cơ thể. Một gương mặt đẹp do đó là một dấu hiệu hết sức trung thực, không thể làm giả, cho mãi tới thế ki 20 khi những cuộc phẫu thuật thẩm Mĩ giúp con người hoàn thiện hơn khuôn mặt của mình. ứng viên cuối cùng cho sự lựa chọn của chúng ta đối vói những dấu hiệu xác thực đó chính là những phần thịt mềm trên cơ thể người phụ nữ. Quá trình cho con bú và chăm sóc con thơ tổn hao một lượng lớn sức lực, năng lực của người mẹ, bởi vậy những bà mẹ không có đủ dinh dưỡng quá trình tiết sữa có thể bị gián đoạn. Trong những xã hội truyền thống, trước khi con người khám phá ra những cách thức cho bú khác và trước khi chúng ta có thể tận dụng sữa của những con vật nuôi, thì việc người mẹ không thể cho con bú rất có thể dẫn tới đứa bé sơ sinh đó bị tử vong. Do đó, phần mô mềm trên cơ thể người phụ nữ có thể trở thành một dấu hiệu hết sức chân thực đối với người đàn ông, qua đó, cho thấy rằng cô ta có đủ khả năng chăm sóc những đứa con về sau này của họ. Hoàn toàn theo lẽ tự nhiên, những người đàn ông chỉ nên ưa thích một lượng mỡ vừa phải: nếu người phụ nữ quá gầy, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy cô ta có thể không có khả năng tiết sữa, nhưng nếu người đó quá béo cũng có thể khiến cho điều này trở thành trở ngại lớn đối với việc đi lại; khả năng hái lượm, thu nhặt thức ăn cũng kém đi hay thậm chí có thể chết sớm bởỉ căn bệnh tiểu đường.

Có lẽ bởi mô mỡ có thể rất khó để có thể phân định nếu như nó được phân bố đều khắp trên toàn bộ cơ thể, cơ thể người phụ nữ đã được tiến hóa nên với đặc điểm mô mỡ chỉ tập trung ở một số phần xác định, hoàn toàn dễ nhận thấy và có thể chạm tới, dẫu cho vị trí giải phẫu của những vùng mỡ thường tích lũy là rất khác nhau giữa những chủng tộc loài người đa dạng. Phụ nữ trong bất cứ cộng đồng dân cư nào cũng thường tích lũy mỡ dưới bầu vú, và phần hông, nhưng sự tích lũy này còn tùy theo các mức độ khác nhau, phụ thuộc vào từng vùng địa lí. Đối với những phụ nữ thuộc bộ lạc, sinh sống lâu đời ở Nam Phi (bộ lạc này còn được gọi là là người Bushmen hay Hottentot) và những phụ nữ sống trên quần đảo Andaman thuộc vịnh Bengal, họ thường tích lũy mỡ ở phần ngang hông, chính điều này đã tạo ra một tính trạng thường gặp ở phụ nữ mà người ta gọi là tình trạng mông nhiều mỡ. Những người đàn ông trên khắp thế giới có xu hướng rất chú ý tới phần ngực, mông, và phần ngang hông ở người phụ nữ, điều đó khiến cho trong xã hội hiện đại ngày nay xuất hiện sự gia tăng đáng kể một phương thức giải phẫu nhằm làm giả các dấu hiệu, đó chính là việc nâng ngực. Tất nhiên, người ta có thể phản đối rằng một số đàn ông ít quan tâm hơn so vói những người đàn ông khác về tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ, và những cô người mẫu “mình hạc xương mai” hiện cũng khá phổ biến, cho dù con số những người như thế lên xuống theo từng năm giống như cái mốt nhất thời. Dù sao chăng nữa, xu hướng quan tầm chung của cánh nam giới đối vớỉ dấu hiệu này là hết sức rõ ràng.

Giả sử như có ai đó đóng vai trò của Chúa Trời hay Darwin và quyết đinh xem phần nào trên cơ thể người phụ nữ nên tập trung mỡ, và được nhìn nhận như một dấu hiệu có thể nhận biết. Các chi trên cơ thể có lẽ sẽ được loại trừ bởi nếu tích tụ một lượng mỡ lớn ở những phần này sẽ gây cản trở cho việc vận động hay những cử động của tay và chân, vẫn còn rất nhiều phần trên cơ thể nơi mỡ có thể tập trung một cách khá an toàn mà không ảnh hưởng tới việc cử động, và trên thực tế như tôi mớỉ đề cập tới ở trên, phụ nữ ờ rất nhiều các chủng tộc trên thế giới đã tiến hóa nên ba vùng lãnh địa trên cơ thể được sử dụng như các dấu hiệu. Dù sao chăng nữa, chúng ta có lẽ buộc phải đặt ra cầu hỏi khi nào thì lựa chọn có tính tiến hóa về khu vực trên cơ thể thực hiện chức năng như một dấu hiệu là hoàn toàn ngược lại, và tại sao không có những cộng đồng người mà ở đó người phụ nữ sở hữu những phần khác trên cơ thể thực hiện chức năng làm dấu hiệu, chẳng hạn như phần bụng hay phần ngang lưng. Lớp mỡ chắc hẳn không gây thêm khó khăn cho việc vận động giống như lượng mỡ phức thực sự tích lũy ở phần ngực và mông của người phụ nữ. Điều này là rất đáng quan tâm, tuy nhiên, những người phụ nữ ở tất cả các chủng tộc khác nhau đều tiến hóa nên đặc điểm phát triển mô mỡ ở phần vú. Hai bầu vú chính là bộ phận có chức năng tiết sữa, và có lẽ cánh đàn ông cố gắng đánh giá chức năng này dựa trên những dấu hiệu về lượng mỡ tích tụ. Do đó, một vài nhà khoa học đã gợi ý rằng những bầu vú căng tròn tích lũy lượng mỡ lớn không những là dấu hiệu trung thực duy nhất đối với tình trạng dinh dưỡng đầy đủ tổng thể, ngoài ra nó còn là một dấu hiệu đặc trưng, dễ gây nhầm lẫn về khả năng cung cấp lượng sữa dồi dào (dễ nhầm lẫn bởi thực chất sữa phần nhiều là do các mô tuyến vú tiết ra chứ không phải nhờ vào lớp mô mỡ ở bầu ngực). Tương tự thế, người ta cũng thấy rằng sự tích lũy chất béo ở phần hông ở tất cả các phụ nữ trên khắp thế giới vừa thể hiện dấu hiệu trung thực về tình trạng sức khỏe tốt cũng vừa là dấu hiệu đặc trưng, dễ nhầm lẫn khiến nhiều người cho rằng người phụ nữ đó nhiều khả năng sẽ “dễ đẻ” (dễ nhầm lẫn ở đây là bởi trong quá trình sinh con ở người phụ nữ, việc có được ống dẫn lớn có lẽ chi giảm bớt những cơn đau đẻ chứ thực chất việc có khung xương chậu lớn không liên quan tới đặc điểm kể trên). về điểm này, tôi phải đề cập tới một số những ý kiến phản đối những giả thiết của bản thân tòi khi cho rằng bộ phận sinh dục, thứ đồ trang trí cho cơ thể của người phụ nữ có lẽ cũng có ý nghĩa tiến hóa nào đó. Cho dù được hiểu theo ý nghĩa nào chăng nữa, một sự thật chắc chắn tồn tại đó là cơ thể người phụ nữ có những cấu trúc mang chức năng như những dấu hiệu giới tính, và rằng người đàn ông thường có xu hướng dặc biệt quan tâm tới một số bộ phận cụ thể trên cơ thể người phụ nữ. Ở những đặc điểm này, phụ nữ tồn tại điểm tương đồng với những con cái của các loài động vật linh trưởng khác, sống thành bầy trong đó có rất nhiều con đực và con cái trong độ tuổi trường thành về mặt sinh dục. Giống như loài người, tinh tinh VÌ1 khi đầu chó hay các loài khỉ khác sống thành bầy đàn, và trong bầy có những con cái được trang bị kĩ càng về mặt tình dục (và cả những con đực cũng vậy). Trái ngược hẳn với đặc điểm này, con cái ở loài đười ươi và giống cái ở một số loài động vật linh trưởng khác nữa sống đơn độc thành từng đôi, một đực-một cái có rất ít hoặc thậm chí là không tồn tại những vật trang trí tình dục như thế. Tương quan này gợi ý rằng, chỉ khi nào các con cái cạnh tranh quyết liệt với nhau để giành được sự chú ý của con đực – ví dụ như, do có rất nhiều con đực và con cái chạm mặt nhau hằng ngày trong cùng một bầy đàn – chính vì thế những con cái thường có xu hướng tiến hóa nên vật trang trí tình dục trong những cuộc cạnh tranh tiến hóa liên tục nhằm có thể trở nên hấp dẫn hơn. Những con cái nào không có khả năng cạnh tranh dựa trên cái nền chung đó thường ít có nhu cầu hơn vóỉ những vật hang trí tình dục đắt giá như vậy.

Ở phần lớn các loài (bao gồm có cả con người), ý nghĩa tiến hóa của việc điểm trang về mặt tình dục ở những con đực là không còn nghi ngờ gì nữa, bởi chắc chắn con đực cũng phải cạnh tranh với nhau để giành cho được con cái. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại nêu lên ba ý kiến phản đối với cách giải thích rằng phụ nữ cạnh tranh để có được người đàn ông và phải tiến hóa những bộ phận trang trí cho cơ thể nhằm phục vụ cho mục đích quyến rũ đó. Trước tiên là, trong những xã hội truyền thống ti lệ phụ nữ kết hôn đạt tới 95%. Con số thống kê này dường như gợi ý rằng hiển nhiên là bất cứ người phụ nữ nào rồi cũng có được một tấm chồng, và rằng người phụ nữ chẳng cần phải cạnh tranh với nhau làm gì. Như một nhà sinh vật học là nữ giớỉ đã từng bày tỏ với tôi: “Nồi nào úp vung đó, hay thường là bao giờ cũng tồn tại một người đàn ông xấu trai đang chờ đợi một người phụ nữ không mấy xinh đẹp.

Nhưng cách giải thích như thế là hoàn toàn sai lầm nếu xét đến toàn bộ những nỗ lực mà người phụ nữ dồn toàn tâm toàn ý nhằm trang điểm cho mình và cả những biến đổi hình thể nhờ phương thức phẫu thuật để có thể trở nên hấp dẫn hơn. Trên thực tế, đàn ông khác biệt nhau rất nhiều về đặc điểm di truyền của họ, đối với những nguồn tài nguyên mà họ kiểm soát, về khả năng trở thành người cha và cả với những đóng góp của họ dành cho vợ. Dẫu rằng hiển nhiên bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể có được vài người đàn ông để có thể lấy làm chồng, nhưng chi rất ít phụ nữ có thể thành công trong việc có được một trong số rất ít những người đàn ông có phẩm chất tốt, những người đàn ông như thế là nguyên nhân khiến cho nữ giới phải cạnh tranh nhau một cách quyết liệt. Bất cứ ngưcri phụ nữ nào cũng biết điều đó, dẫu cho một số nhà khoa học là nam giới rõ ràng lại không hiểu được điều này.

Ý kiến phản đối thứ hai thì cho rằng những người đàn ông trong xã hội truyền thống không có cơ hội chọn lựa người bạn đòi cho mình, dù cho chọn lựa này chủ yếu dựa trên những vật trang điểm tình dục hay bất cứ những đặc điểm về phẩm chất nào khác. Thay vào đó, hôn nhân được sắp xếp sẵn bởi những người họ hàng trong cộng đồng, những người lựa chọn cô dâu thường dựa trên mục đích làm bền chặt thêm liên minh chính trị. Trên thực tế, cho dù là như vậy, giá của những cô dâu trong các xã hội truyền thống, chẳng hạn trong các bộ lạc ở New Guinea nơỉ tôi tiến hành nghiên cứu của mình, có sự phân cấp dựa trên khả năng hấp dẫn của người phụ nữ đó đối với đàn ông, tình hạng sức khỏe và rất có thể là cả khả năng thụ thai và sinh con đẻ cái cũng là những yếu tố đánh giá được xem xét tới. Vậy nên, cho dù những quan điểm của các ông chồng tương lai về phẩm chất tình dục của người mình sẽ lấy về làm vợ có thể bị bỏ qua, nhưng những người họ hàng của anh ta thực ra cũng đã lựa chọn cô dâu không vượt ra khỏi quan niệm chung của họ. Thêm vào đó, những người đàn ông dĩ nhiên có thể quan tâm tới nét hấp dẫn thiết yếu về tình dục của ngưừi phụ nữ trong việc lựa chọn bạn tình khi quan hệ ngoài giá thú, điều này cũng rất có thể giải thích được cho tỉ lệ sinh nở rất cao trong những xã hội truyền thống (bởi trong những xã hội này, những ông chồng không có được sự lựa chọn tình yêu cho bản thân họ trong việc lựa chọn người bạn đời) so với trong những xă hội hiện đại. Thêm vào đó, việc tái hôn sau khi li dị vợ hay sau khi người vợ đầu chết đi là hết sức phổ biến trong những xã hội như thế, và người đàn ông trong những xã hội đó có được nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn người vợ ở lần kết hôn thứ hai này.

Luồng ý kiến phản đối cuối cùng cho thấy những chuẩn mực về vẻ đẹp, chịu nhiều ảnh hưởng bởi nền văn hóa và thay đổi theo thời gian, và những người đàn ông riêng biệt trong cùng một xã hội cũng có những cách nhìn nhận rất khác nhau về điều này. Những người phụ nữ mảnh khảnh có lẽ không phải là mốt trong năm nay nhưng biết đâu họ sẽ trở thành trào lưu thời thượng vào năm sau, và bất cứ thời điểm nào thì vẫn có những người đàn ông ưa thích những phụ nứ mảnh khảnh hơn những người phụ nữ có dáng vẻ khác. Tuy nhiên, sự thật đó cũng không khác gì hơn chi là sự xáo trộn, hơi phức tạp lên đôi chút mà thôi, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới kết luận cuối cùng, đó là người đàn ông ở bất cứ đâu, bất cứ thờỉ kì nào nhìn chung đều ưa thích hơn những người phụ nữ khỏe mạnh, được chăm chút cẩn thận, và có một gương mặt đẹp.

Chúng ta đã vừa nhìn nhận một vài trong số những dấu hiệu giới tính của loài người – đó có thể là việc sở hữu cơ bắp ở người đàn ông xã hội, gương mặt đẹp ở người phụ nữ, và việc tích trữ mỡ ở một số vị trí đặc trưng trên cơ thể, hay chính là “sự khoe mẽ trung thực”. Tuy nhiên, như những gì tôi đã đề cập tới khi tranh luận về những dấu hiệu ở loài vật, những dấu hiệu khác nhau có lẽ thể hiện những hình mẫu khác nhau. Điều đó cũng đúng với trường hợp loài người. Chẳng hạn như, phần tóc lông mọc ở những nơi có thể nhìn thấy được bên ngoài và ở phần kín mà cả đàn ông và phụ nữ đều được tiến hóa nên để xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn trưởng thành là đáng tin cậy, nhưng về xét về tổng thể, dấu hiệu này lại hoàn toàn trái ngược vớỉ dấu hiệu sự trưởng thành về mặt sinh sản. Phần lông tóc mọc ở những vị trí như thế khác biệt hoàn toàn vói việc hình thành cơ bắp, gương mặt đẹp và lượng mỡ tích trữ trong cơ thể bcfi nó hoàn toàn không mang theo một thông điệp ẩn giấu bên trong. Những lông tóc này không tiêu tốn quá nhiều năng lượng để có thể hình thành, và chúng cũng không tạo ra bất cứ đóng góp trực tiếp nào đối với sự sống còn hay việc nuôi dưỡng những đứa trẻ sơ sinh. Quá trình dinh dưỡng không đầy đủ có lẽ sẽ khiến cho bạn có một cơ thể gầy nhẳng và một gương mặt biến dạng, xấu xí, nhưng những đặc điểm như thế hiếm khi có thể làm cho phần lông, tóc của bạn mọc ở những điểm có thể nhìn thấy được rụng tcri tả. Thậm chí với những người đàn ông xấu xí và những người phụ nữ gầy nhẳng, xấu tàn tệ thì họ vẫn mọc tóc. Chòm râu quai nón ở người đàn ông, lông cơ thể và những tông giọng thấp được coi như những dấu hiệu của thời kì trưởng thành, và khi tóc của ngưcd đàn ông hay phụ nữ chuyển màu sang bạc trắng chính là dấu hiệu của tuổi già, nói chung dường như chẳng mang dấu hiệu nào ẩn giấu trong đó cả. Giống như trường hợp đốm dỏ trên mỏ của loài chim hải âu lớn và rất nhiều dấu hiệu ở các loài động vật khác, những dấu hiệu này ở loài người là giản tiện, và nghịch lí thay- rất nhiều những dấu hiệu khác có thể tưởng tượng nên, rằng nó có thể thực hiện chức năng hoàn toàn tốt đẹp.

Liệu có bất cứ chức năng nào của loài người qua đó có thể minh họa cho quá trình thực hiện nên hình mẫu chọn lựa chạy trốn của Fisher hay nguyên tắc “đặc điểm khuyết tật” của Zahavi? Trước tiên, nếu so sánh vcrt loài chim window, con người dường như hoàn toàn không có những cấu trúc nhằm cũng cố chức năng làm dấu hiệu, bởi ở loài chim này chúng sở hữu hẳn một cái đuôi dài tói hơn 20 cm. Tuy nhiên, về điểm này, tôi thắc mắc rằng phải chăng chúng ta thực sự khoe mẽ một bộ phận rất quan trọng trên cơ thể: đó chính là dương vật ở người đàn ông. Ai đó có thể phản đối rằng cơ quan này không thực hiện chức năng làm dấu hiệu và nó chẳng thực hiện bất cứ chức năng nào khác ngoài việc là một cỗ máy sinh sản được thiết kế hoàn thiện. Tuy nhiên, đó không phải là một sự phản đối nghiêm trọng đối với giả thuyết của tôi: chúng ta đã từng nhìn nhận bầu vú ở người phụ nữ theo một cách thức gián tiếp, ẩn chứa những dấu hiệu và bầu vú cũng là một cơ quan sinh sản. Việc so sánh với tổ tiên vượn người sẽ mang lại cho chúng ta một gợi ý đó là kích thước của dương vật ở loài người hoàn toàn tương tự lại vượt quá những đòi hỏi nếu đơn thuần chi để thực hiện chức năng của nó, và chính việc vượt quá kích thước đó có lẽ cũng đóng vai trò như một dấu hiệu. Chiều dài của phần dương vật cương lên hết cỡ là khoảng 5 cm ở loài gorin, và 7 cm ở loài đười ươi, nhưng ở đàn ông chiều dài này đạt tới 12 cm, dẫu rằng kích thước cơ thể ở hai loài động vật linh trưởng này lớn hơn con người rất nhiều.

Phải chăng việc tăng thêm kích thước dương vật lên từ 2 đến 4 cm là sự lãng phí không cần thiết về mặt chức năng? Một cách giải thích tồn tại song song ở đây đó là dương vật có kích thước lớn hơn có lẽ bởỉ theo một cách thức nào đó, nó trở nên có ích đối vói sự đa dạng cực kì của những bộ phận tham gia vào quá trình giao hợp nếu so sánh vói rất nhiều loài động vật khác. Tuy nhiên, bộ phận dương vật có chiều dài chi hơn 10 cm của con đười ươi đực lại cho phép nó thực hiện việc giao phối ở rất nhiều vị trí khác nhau, và thực sự là đối thủ đáng gờm đối với con người, thậm chí có thể còn vượt hơn hẳn loài người bởỉ nó có thể thực hiện chức năng của mình ở mọi tư thế ừong khi vẫn đang treo lơ lửng thân mình trên cây. Còn đối vóỉ chức năng có thể có của bộ phận dương vật lớn trong việc giữ trạng thái cân bằng trong quá trình giao hợp kéo dài, thì loài đười ươi cũng lại vượt mặt chúng ta về khía cạnh này (điều này có nghĩa rằng chúng có một quá trình giao phối trung bình kéo dài khoảng 15 phút, nếu so sánh với thời gian giao hợp chi diễn ra trung bình khoảng 14 phút ở đàn ông Mĩ).

Một gợi ý nữa đó là có rất nhiều lời ong tiếng ve về quan điểm này (bộ phận dương vật thực hiện chức năng như một vài nhóm dấu hiệu có thể nhận thấy thông qua việc quan sát xem điều gì sẽ xảy ra nếu những người đàn ông có cơ hội để được thiết kế dương vật cho riêng mình, chứ không phải là vẫn duy trì hình thức dương vật đã được tiến hóa tạo ra). Những người đàn ông sống ở vùng thảo nguyên New Guinea đã làm được việc đó bằng cách che giấu bộ phận dương vật của họ trong một lớp vỏ bọc được trang trí cầu kì có tên gọi là phallocarp. Cái vỏ bọc này có chiều dài lên tới 60 cm và có bán kính ngang dài tới 6 cm, thường có màu đỏ chói hay màu vàng, và được trang trí vô cùng phong phú ở phần đầu bằng những thứ lông vũ, lá cây hay những vật hình chạc có nhánh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy những người đàn ông New Guinea với những cái phallocarp như thế là tại một bộ lạc người Ketengban sống ở những rặng núi Star vào năm ngoái. Trước đó tôi đã từng được nghe kể rất nhiều về cái vỏ bọc dương vật đó, và tôi cực lờ tò mò muốn tận mắt thấy những người thổ dân sử dụng cũng như giải thích như thế nào về những cái vỏ bao này. Người ta phát hiện ra rằng những người đàn ông ở đây mang trên mình chiếc vỏ bao đó hầu như vào mọi thời điểm, hay ít nhất cũng là vào những lúc tôi bắt gặp họ. Mỗi người đàn ông sở hữu một vài kiểu vỏ bao khác nhau, rất đa dạng về kích thước, vật trang trí bên ngoài hay, thậm chí là cả mức độ hướng lên của nó, và mỗi ngày anh ta lại lựa chọn một cái trong số đó để mang trên mình. Sự lựa chọn này tùy thuộc vào trạng thái tình cảm, gần giống với việc mỗi sáng thức giấc, chúng ta lựa chọn chiếc áo sơmi để mặc mỗi ngày. Trả lời cho câu hỏi của tôi rằng tại sao họ lại đeo cái vỏ bao đó làm gì, những người đàn ông Ketengban cho rằng họ cảm thấy như mình bị lột truồng, và không còn chút tự trọng nào hết nếu không đeo vật đó trên người. Cầu trả lời này khiến tôi thực sự bất ngờ, bỏi theo cách nhìn nhận của một người phương Tây như tôi, những người Ketengban ở một góc độ nào đó lại gần như trần truồng, và thậm chí còn mặc cho hai cái bìu dái của mình lộ ra ngoài nữa.

Vậy là, cái vỏ bọc phallocarp thực sự là một bộ phận bắt chước hình dạng dương vật khi nhô cao, cái vỏ bọc đó thể hiện cho những gì mà người đàn ông mong muốn gắn lên cơ thể. Kích thước của bộ phận dương vật được tiến hóa nên ở con ngưòỉ chúng ta không may lại bị giới hạn bởi chiều dài của âm đạo ở người phụ nữ. Cái vỏ bao như thế có thể cho chúng ta thấy dương vật của loài người có thể sẽ trông như thế nào, nếu nó không bị giói hạn nhằm phù hợp cho việc thực hiện chức năng của nó. Đây chính là một dấu hiệu thậm chí là còn rõ ràng hơn so vốỉ cái đuôi của loài chim window. Cái dương vật thực sự, trong khi khiêm tốn hơn rất nhiều so với một cái vỏ bao phallocarp, thì lại có kích thước lớn một cách hoàn toàn không khiêm tốn chút nào so vớỉ những chuẩn mực của tổ tiên vượn người của chúng ta, dẫu cho kích thước dương vật ở loài tình tính cũng được gia tăng vượt quá kích thước từ trước của các loài tổ tiên ban đầu và của cả dương vật loài người, nếu đem so sánh về kích thước. Quá trình tiến hóa của dương vật hiển nhiên là minh chứng rõ nét cho quá trình thực hiện sự lựa chọn trốn chạy giống như những gì mà Fisher đã phỏng đoán. Khởi đầu từ một cấu trúc chỉ có chiều dài chưa đến 1 cm ở những loài vượn thủy tổ, gần giống với kích thước của dương vật ở các loài gorìn hay đười ươỉ hiện đại ngày nay, bộ phận dương vật ở nam giói tăng lên về chiều dài thông qua quá trình trốn chạy, phát hiện ra ích lợỉ của nó đối vốỉ người sở hữu, giống như việc dấu hiệu đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn của việc tăng cường chức năng sinh dục ở nam giới, cho đến khi chiều dài của nó bị giới hạn bởỉ quá trình giao hợp cũng như những khó khăn bởi nó phải vừa vặn về kích thước với âm đạo của người phụ nữ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Âm đạo của loài người cũng có thể được dùng để minh họa cho mô hình khuyết tật của Zahavi bởi nó chính là một cấu trúc tốn kém và có thể gây tử vong cho người sở hữu nó. Giả sử dương vật có kích thước nhỏ hơn, và có thể ít tốn kém như chiếc đuôi của loài chim công, dẫu rằng nó vẫn đủ lớn để nếu với cùng một lượng tế bào như thế thay vào đó được sử dụng thêm cho phần vỏ não chẳng hạn, vậy thì con người có não bộ được phát triển thêm ra hẳn sẽ thu được nhiều lợi ích đáng kể. Vậy nên, cái giá phải trả để có được bộ phận dương vật lớn được coi như cái giá của sự tuột mất cơ hội: bởỉ với bất cứ người đàn ông nào thì năng lượng tổng hợp sinh học có sẵn cũng chi là giới hạn mà thôi, năng lượng được sử dụng lãng phí cho một cấu trúc nào đó mà đáng ra có thể sử dụng vào năng lượng tiềm năng hữu ích cho mệt cấu trúc khác. Chính vì thế, một người đàn ông có thể khoe khoang rằng: “Tôi đã thực sự thông minh và hoàn thiện tới mức mà tôi không cần phải bổ sung phần vật chất thêm nữa cho bộ não của mình, mà thay vào đó tôi có thể chấp nhận một nhược điểm đó là việc mang trên mình những gam thịt thừa cho cái dương vật của mình mà chẳng mang lại chút lợi ích nào”.

Điều còn gây tranh cãi hiện nay đó là đối tượng quan tâm tới điều này, hay chính là nhóm người được nhắm trực tiếp tới khi tuyên bố về khả năng có con của người đàn ông là nhờ vào dương vật. Phần lán cánh nam giới đều cho rằng nếu đối tượng nào dành sự quan tâm nhiều hơn tớỉ bộ phận sinh dục nam giói, chắc chắn đó phải là nữ giói. Tuy nhiên, những người phụ nữ lại có xu hướng thể hiện rằng họ có lẽ sẽ bị quyến rũ bởi những đặc điểm khác của người đàn ông, và nếu hình ảnh của dương vật có mang một ý nghĩa nào đó vóỉ họ thì lại gợi ra một sự không thích thú gì cho lắm. Thay vào đó, đối tượng thực sự bị cuốn hút bởỉ hình ảnh dương vật cũng như kích thước của nó, lại chính là cánh đàn ông. Trong những phòng tắm công cộng hay trong những phòng thay đồ cho nam giới, những người đàn ông thường ước lượng kích cỗ “của quý” của mình với đám bạn bè.

Thậm chí, nếu một vài người phụ nữ cũng có ấn tượng mạnh mẽ với hình ảnh của dương vật lớn hay cảm nhận được sự thỏa mãn nhờ việc kích thích vào các bộ phận như âm vật hay âm đạo trong giai đoạn quan hệ tình dục (hay những thứ gần giống như vậy), cuộc trao đổi của chúng ta không nhất thiết lại nảy sinh thêm tranh luận nào khác nữa, khi cho rằng dấu hiệu đó chỉ nhằm vào một giới tính mà thôi. Các nhà khoa học nghiên cứu về thế giới động vật thường phát hiện ra rằng những vật trang trí có tính gợi dục thường được dùng đồng thời cho cả hai mục đích: nhằm quyến rũ những bạn tình khác giới tiềm năng, và cũng là để tạo dựng nên hình ảnh vượt trội hơn so với những đối thủ khác, cùng chung giói tính, về đỉểm này, cũng giống với rất nhiều loài động vật khác, loài người chúng ta vẫn duy trì truyền thống từ hàng trăm triệu năm về trước ở thời ki tiến hóa nên ngành động vật có xương sống, đă ăn sâu bén rễ vào cơ chế sinh dục của chúng ta. Vượt lên những quy ước đó, nền nghệ thuật, ngôn ngữ và văn hóa của loài người chi mớỉ được thêm vào gần đây như thứ vỏ bọc bề ngoài mà thôi.

Chức năng có thể có của bộ phận dương vật ở nam giớỉ và mục đích sử dụng của tín hiệu thu được từ bộ phận này là gì (nếu thực sự tồn tại một mục đích nào đó cho nó) cho đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lòi giải đáp. Do vậy, chủ đề về bộ phận dương vật ở nam giới chính là cái kết rất phù hợp cho cuốn sách này bởi nó minh họa hết sức rõ ràng cho chủ đề trọng tâm của cuốn sách: vai trò, niềm đam mê, và cả những vướng mắc của những tiến bộ về mặt tiến hóa đối vói đặc điểm tình dục của loài người. Chức năng của dương vật không đơn thuần chi là một vấn đề liên quan tới cấu trúc giải phẫu, sinh lí học, điều này có thể hoàn toàn được loại trừ nhanh chóng bởỉ những thí nghiệm sinh lí thuộc lĩnh vực sinh học thực hiện trên mô hình các ống dẫn, mà nó còn là vấn đề mang tính tiến hóa. Vấn đề này được đề cập bởi sự gia tăng gấp bốn lần kích cỡ bộ phận dương vật của đàn ông, vượt xa kích cỡ có thể suy đoán của bộ phận này ở tổ tiên vượn người chi sau một thời kì có độ dài từ bảy tới chín triệu năm. Sự gia tăng kích thước nhiều tới vậy đang đòi hỏi phải có được sự giải thích về mặt lịch sử cũng như về chức năng cho nó. Tương tự như việc chúng ta đã cùng xem xét về quá trình cho con bú hết sức nghiêm ngặt ở người phụ nữ, quá trình rụng trứng âm thầm, chức năng của người đàn ông trong xã hội, và cả thời kì mãn kinh của phụ nữ, chúng ta buộc phải đặt ra câu hỏi rằng: vậy động lực tiến hóa nào đã thúc đẩy sự gia tăng kích cỡ của dương vật qua một quá trình như thế và duy trì kích thước ngoại cỡ của nó cho tới ngày nay.

Đặc biệt, chức năng của dương vật là vô cùng thích hợp để kết thúc toàn bộ chủ đề này bởỉ ngay từ đầu, dường như chức năng đó chẳng có gì là đáng phải bàn cãi hay ẩn chứa bí mật nào hết. Hầu như bất cứ ai cũng có thể nêu lên được chức năng của dương vật: đó là chỗ thoát nước tiểu, phóng tinh trùng và có tác dụng kích thích cơ học đối với cơ thể người phụ nữ trong quá trình giao hợp. Nhưng những thành tựu nghiên cứu có tính so sánh ở trên đã cho chúng ta thấy rằng những chức năng đó cũng xuất hiện ở các loài động vật khác trong thế giói loài vật, và ở những loài vật đó, những chức năng này được thực hiện nhờ vào một cấu trúc nhỏ hơn rất nhiều lần bộ phận dương vật mà con người ữang bị cho bản thân. Điều này cũng cho chúng ta thấy rằng những cấu trúc quá cỡ như thế tiến hóa theo một số phương thức khác biệt nào đó, những phương thức này đang được các nhà sinh vật học cố gắng tìm hiểu.

Vậy là, ngay như bộ phậrr dương vật, một trong những vật xấu xí, tầm thường nhất, và có lẽ là thứ được hiểu biết rõ rằng nhất trong số các bộ phận sinh dục của con người, cũng đã làm cho chúng ta hết sức kinh ngạc với những câu hỏi chưa có lời giải đáp về quá trình tiến hóa nên nó trong thế giới loài người.

error: Content is protected !!