Cây độc ở Việt Nam

Tác giả: PGS.TSKH Trần Công Khánh – DS. Phạm Hải

Nhà xuất bản Y học Hà Nội – 2004.

LỜI NÓI ĐẦU

Nguồn cây cỏ trên đất nước ta cô cùng phong phú và đa dạng. Nó đã, đang và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần giải quyết các nhu cầu của đời sống chúng ta về ăn, mặc, ở, thuốc chữa bệnh … Cùng với việc tìm hiểu để sử dụng mặt có lợi của cây cỏ, từ lâu người ta đã quan tâm đến mặt trái của vấn đề này, đó là những tác hại của cây độc đối với con nười và gia súc.

Lĩnh vực nghiên cứu các cây độc, như một phần của ngành độc chất học, bao gồm các mặt thực vật đại cương và phân loại, sinh thái và địa lý thực vật, sự hình thành chất độc trong cây, tác dụng sinh học của chất độc, các biểu hiện lâm sàng khi bị ngộ độc, cách giải cứu và điều trị ngô độc … Qua đó, cho thấy nó cóo1mo61i liên quan rộng rãi đối với nhiều ngành khoa học khác. Về mặt thực tiễn, nó cũng có liên quan đến một số ngành kinh tế quốc dân. Trước hết, phải nói đến ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, vì nó góp phần phát hiện những cây độc trong các bãi chăn thả và trong thức ăn gia súc. Đồng thời, nó giúp cho cán bộ thú y chẩn đoán chính xác và có biện pháp cứu chữa khi gia súc bị ngộ độc bởi cây độc. Về mặt này, nó cũng có ý nghĩa tương tự đối với nghề nuôi tôm cá, nuôi ong, nuôi chim, … vì cây độc cũng là một trong những nguyên nhân gây ngô độc cho chúng.

Lĩnh vực nghiên cứu về cây độc có liên quan với tư pháp và pháp y trong việc giám định các vụ ngộ độc và đầu độc bằng cây cỏ. Nhưng quan trọng hơn cả là mối liên hệ giữa cây độc và cây thuốc. Người ta đã sử dụng nhiều cây độc để làm thuốc như cà độc dược, mã tiền, hoàng nàn, trúc đào, ô đầu, bách bộ, … bởi vì hoạt chất của những cây này có tác dụng chữa bệnh khi dùng đúng liều lượng và đúng bệnh. Khi đó, cây độc trở thành cây thuốc. Ngược lại, một số cây thuốc khi dùng không đúng chi3 định cũng có thể gây ngộ độc cho người bệnh. Sự lẫn lộn đó thường xảy ra và dẫn tới những vụ ngộ độc đáng tiếc.

Riêng ở Việt Nam, hằng nam đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc do ăn phải một số cây độc, quả độc, hoặc thậm chí vốn là cây ăn được nhưng có những bộ phậ chứa chất độc mà không được loại bỏ một cách triệt để (ví dụ mầm củ khoai tây) nên đã dẫn tới những trường hợp đáng tiếc do không biết cách xử lý kịp thời.

Chính vì vậy, chúng tôi biên soạn cuốn sách này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản giúp bạn đọc tránh được tác hại của một số cây độc thường gặp ở Việt Nam để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Cuốn sách có ba phần chính:

 1. Đại cương về cây độc: Đề cập tới một số vấn đề cơ bản của các loại chất độc thực vật, cách xác định sơ bộ chúng, ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể và cách sơ cứu ban đầu khi bị ngộ độc.

 2. Cây độc: Giới thiệu các cây độc thường gặp ở Việt Nam. Trong phần này, ngoài những cây độc mà ai cũng biết như ô đầu, lá ngón, mã tiền, bã đậu … còn giới thiệu nhiều cây độc khác đối với người và gia súc nhưng còn ít được chú ý như bồng bồng, dầu mè, hoa mõm chó, … kể cả những cấy trong y học cổ truyền vẫn dùng làm thuốc như bách bộ, cây quả giun, …

 3. Cây thuốc giải độc: Giới thiệu một số cây có tác dụng giải độc theo kinh nghiệm dân gian, có thể áp dụng để sơ cứu trong một số trường hợp ngộ độc.

Và phần phụ: Sơ qua về nấm độc.

Chắc chắn cuốn sách còn những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.

MỤC LỤC

Phần 1: Đại cương về cây độc

Khái niệm về cây độc

Các chất độc trong cây

  1. Alcaloid
  2. Glycosid
  3. Các acid hữu cơ
  4. Lacton
  5. Chất nhựa
  6. Toxalbumin (các protein thực vật độc)

Ảnh hưởng của cây độc đối với người và động vật

  1. Cây gây độc đối với hệ thần kinh
  2. Cây gây độc đối với hệ tiêu hóa
  3. Cây gây độc đối với hệ tim mạch
  4. Cây gây độc đối với hệ hô hấp
  5. Cây gây độc đối với hệ bài tiết
  6. Cây gây độc đối với da, niêm mạc

Chẩn đoán và phát hiện một số chất độc trong cây

  1. Phương pháp xác định Alcaloid
  2. Phương pháp xác định Glycosid
  3. Phương pháp phát hiện tinh dầu
  4. Phương pháp phát hiện trên súc vật

Phương pháp giải cứu khi bị ngộ độc cấp tính bởi cây độc

I. Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

  1. Chất độc dính trên da hay niêm mạc
  2. Chất độc vào đường tiêu hóa

II. Ngăn cản sự hấp thụ chất độc vào cơ thể

  1. Nước lòng trắng trứng gà
  2. Than hoạt
  3. Nước tanin hoặc acid tanic
  4. Dung dịch iod – iodua
  5. Dung dịch phối hợp

III. Duy trì chức năng và điều trị triệu chứng

  1. Chức năng tuần hoàn
  2. Chức năng hô hấp
  3. Hệ thần kinh
  4. Ngộ độc gan

IV. Phương pháp giải cứu đối với một số loại chất độc cụ thể

  1. Cây độc chứa alkaloid
  2. Cây độc chứa Glycosid
  3. Ngộ độc bởi các protein thực vật độc

Phần 2: Cây độc

Gồm 97 cây.

1 – Cây ba đậu

2 – Bách bộ

3 – Bạch hoa xà

4 – Bàm bàm

5 – Bồ hòn

6 – Bồ kết

7 – Bồ kết tây

8 – Bông

9 – Bông tai

10 – Bồng bồng

11 – Cà độc dược

12 – Cây bảy lá một hoa

13 – Cây cao su

14 – Cây dầu giun

15 – Cây dầu mè

16 – Cây giá

17 – Cây lô biên

18 – Cây mù mắt

19 – Cây nâu trắng

20 – Cây ngải

21 – Cây ngọt nghẹo

22 – Cây quả giun

23 – Cây rùm nao

24 – Cây sơn

25 – Cây sừng dê

26 – Cây xương rồng

27 – Chàm quả cong

28 – Chành chành

29 – Chôm chôm

30 – Chùm bao lớn

31 – Cỏ lào

32 – Cỏ sữa lá to

33 – Củ đậu

34 – Dâm hôi

35 – Dây cam thảo

36 – Dây càng cua

37 – Dây chè

38 – Dây cóc

39 – Dây mật

40 – Dây ruột gà

41 – Đai vàng

42 – Đay

43 – Đậu biếc

44 – Đậu dao biển

45 – Đậu mèo dại Hải Nam

46 – Đậu mèo ngứa

47 – Đậu mèo xám

48 – Gai cua

49 – Gai dầu

50 – Găng trâu

51 – Han trắng

52 – Hoa mõm chó

53 – Hoàng dương

54 – Hoàng nàn

55 – Hồi núi

56 – Hồng trâu

57 – Hương bài

58 – Khoai nưa

59 – Khoai trời

60 – Lá ngón

61 – Lai

62 – Lan thoát bào

63 – Lim

64 – Lô hội

65 – Lục lạc tù

66 – Mã tiền

67 – Mao lương

68 – Mận rừng

69 – Mù u

70 – Muồng tây

71 – Muồng trinh nữ

72 – Mướp sác

73 – Náng

74 – Nghể răm

75 – Nhãn hương

76 – Niệt dó

77 – Ô đầu

78 – Rau má lông

79 – Sắn – Khoai mì

80 – S9ầu đâu cứt chuột

81 – Sòi

82 – Sui

83 – Thàn mát

84 – Thàn linh

85 – Thầu dầu

86 – Thôi chanh

87 – Thông đất

88 – Thông thiên

89 – Thuốc lào

90 – Thuốc phiện

91 – Thủy tiên

92 – Thạch quạch

93 – Trẩu

94 – Trúc đào

95 – Vạn tuế

96 – Xoan

97 – Xuyên tiêu

Phần 3: Nấm độc

Đại cương về Nấm độc

  1. Cấu tạo của nấm
  2. Bộ phận độc và chất độc của nấm
  3. Triệu chứng ngộ độc nấm
  4. Giải độc và điều trị
  5. Biện pháp để phòng ngộ độc nấm

Một số nấm độc thường gặp: gồm 10 loại nấm độc

98 – Nấm độc đỏ, nấm ruồi

99 – Nấm độc nâu

100 – Nấm độc tán trắng

101 – Nấm độc trắng hình nón

102 – Nấm độc xanh liêm

103 – Nấm phiến đốm bướm

104 – Nấm phiến đốm vân lưới

105 – Nấm vàng

106 – Nấm xốp gây nôn

107 – Nấm xốp thối

Phần 4: Cây thuốc giải độc

Gồm 11 loại cây

108 – Bòn bọt

109 – Cam thảo đất

110 – Cây chân chim

111 – Cây mua

112 – Cỏ tranh

113 – Đậu xanh

114 – Kim ngân

115 – Ổi

116 – Rau má

117 – Rau mùi

118 – Sắn dây.

error: Content is protected !!