Cao huyết áp khi mang thai (chứng trúng độc khi có thai) thuộc tổng hợp trưng, là bệnh đặc thù của sản phụ thường phát sinh ở thai phụ sau 24 tuần trở về sau, hoặc sau khi đẻ. Biểu hiện chủ yếu là phù thũng, cao huyết áp, có anbumin trong nước tiểu. Chứng nặng thì xuất hiện co giật, hôn mê, suy tim, và suy kiệt chức năng thận.
Nguyên nhân bệnh này vẫn chưa rõ ràng, có nhiều học thuyết cho rằng do thiếu máu ở nhau thai như học thuyết miễn dịch, học thuyết về thần kinh nội tiết. Các nhân tố bệnh biến này dẫn đến thiếu máu ở các bộ phận như: não, tim, thận, gan, nhau thai, mắt, làm các tiểu động mạch co cứng, gia tăng trở ngại cho tuần hoàn máu ngoại biên khiến huyết áp lên cao. Người nhẹ thì phù thũng ở chân, sau khi nghỉ phù thũng vẫn không tiêu, nhưng không có triệu chứng gì khác thường. Hoặc có người có thai sau 24 tuần, huyết áp tăng cao đến 173/120mmHg, không có phù thũng và anbumin niệu, hoặc trong hai trường hợp ấy kiểm tra đáy mắt thấy tiểu động mạch co cứng. Người nặng thì chứng trạng rõ ràng và xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, bụng trên khó chịu, hoa mắt và thị lực giảm, … Đó là các triệu chứng ban đầu của tử giản một chứng co giật thời kỳ đẻ, ta quen gọi là “sản giật” (eclampsie), thậm chí xuất hiện hôn mê của chứng sản giật.