Bệnh loãng xương là một loại bệnh về xương do chuyển hóa về phần cứng của xương có mật độ thấp. Bệnh chia làm 2 loại là Nguyên phát và Tục phát. Bệnh loãng xương Tục phát thường gặp ở chứng ưu năng tuyến giáp trạng, đái đường, bệnh gan, bệnh mềm xương, … và các nguyên nhân tàn phế tạo thành (bó bột thạch cao kéo dài, tình trạng tê liệt, …). Bệnh loãng xương Nguyên phát chủ yếu có liên quan tới các nhân tố như tuổi già làm suy giảm việc tiết các kích tố, thiếu vitamin, thiếu chất calcium và giảm sút vận động, …
Bệnh nhân thường cảm tháy đau xương toàn thân, vô lực. Khi lên gác hoặc thay đổi tư thế thì đau xương và mất sức rõ ràng, hoạt động cơ thể bị cản trở nghiêm trọng, qua thời gian dài, cơ nhục ở chân thường bị co teo ở mức độ khác nhau. Nếu kèm theo co rút cột sống, gãy xương, bệnh nhân thường lùn bé. Chẩn đoán bệnh loãng xương, chủ yếu dựa vào chụp X-quang cột sống lưng, eo lưng, nồng độ calcium trong huyết thanh (Calcémie), chất phosphore và acid phosphoric kiềm tính có tỉ lệ thấp hơn ở người bình thường.