Vụ án 108: Thi thể cháy đen và sự thật về người vợ giả vờ tuyệt vời

Đọc toàn bộ nội dung vụ án

Vụ án man rợ

Vào buổi sáng ngày 17/7/1984, Maybel Harrison, 45 tuổi, vừa thong thả lái xe trên đường quốc lộ thuộc địa phận Sacramento, bang California vừa thư giãn bằng những bản nhạc yêu thích. Bỗng từ xa, cô nhìn thấy một đám cháy ngay bên bìa rừng ven đường.

Lo ngại nó sẽ gây nên một trận cháy rừng, Maybel quyết định dừng xe và một mình đi bộ xuống dốc để kiểm tra. Tuy nhiên, từ đám cháy, một mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến cô không dám tới gần. Maybel vội chạy lên đường để tìm sự trợ giúp.

Đúng lúc đó, Robert Eden, một lái xe tải vừa đi tới đã dừng lại giúp cô. Hai người mang theo một bình chữa cháy mini rồi cùng xuống khu vực đang xảy ra đám cháy. Nhưng khi lửa được dập tắt, cả hai bàng hoàng nhận ra dưới lớp khói tàn là một thi thể cháy đen thành than.

Sau khi nhìn qua cảnh tượng khủng khiếp, cảnh sát cho biết họ rất khó nhận dạng vì gần như toàn bộ thi thể nạn nhân bị cháy đen. Duy chỉ có một bên mặt trái của nạn nhân chưa bị cháy hết giúp nhóm điều tra xác định được nạn nhân là nữ. Xung quanh hiện trường, các nhà điều tra đã thu thập được hơn 30 vật dụng như chiếc bàn chải màu xanh lá cây, quần jeans, khăn, áo lót, vòng tay, hoa tai…

………

Cuộc gọi định mệnh

Tuy nhiên, những ngày sau đó, danh tính nạn nhân vẫn chưa thể xác định nên cảnh sát tạm gọi thi thể này là Jane Doe # 4873/84. Cảnh sát địa phương khẳng định đây là một vụ giết người man rợ.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, họ vẫn không thể tìm thêm manh mối hay bằng chứng nào liên quan đến xác chết cháy đen ấy khiến vụ án rơi vào bế tắc. Những câu chuyện xoay quanh cái chết của Jane Doe # 4873/84 vẫn là những ẩn số chưa có lời giải.

Cứ như vậy, hồ sơ của Jane Doe # 4873/84 rơi vào quên lãng cho tới tám năm sau, khi một trung sỹ cảnh sát tên là Ron Perea đang trực tại đồn cảnh sát Nevada, California thì bất ngờ nhận được một cuộc gọi từ một cô gái. Phải rất lâu sau đầu dây bên kia mới có thể cất lời. Cô cho biết mình là em gái cùng mẹ khác cha với nạn nhân bị thiêu chết năm 1984. Hiện cô đã có gia đình riêng nhưng những ám ảnh, day dứt về tuổi thơ đen tối đã khiến cô quyết định nói ra tất cả.

Cô chậm rãi kể một câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong các bộ phim kinh dị về cuộc đời và hành vi của một người phụ nữ tàn độc có liên quan tới cái chết man rợ của Jane Doe # 4873/84.

Từ đó, một loạt sự thật dần được đưa ra ánh sáng và hung thủ là người mà không một ai, kể cả cảnh sát có thể ngờ tới.

Người mẹ hai mặt

Cô gái gọi điện đến sở cảnh sát tên là Theresa Marie Knorr, là em gái cùng mẹ khác cha với nạn nhân bị thiêu cháy – Suesan Marlene Knorr, lúc đó 17 tuổi.

Theo Marie Knorr, tuổi thơ của họ là những chuỗi ngày sống trong bạo lực và sợ hãi. Mẹ của họ – bà Theresa Jimmie Cross là người đàn bà luôn say xỉn và độc ác. Nhưng trớ trêu thay, trong mắt người ngoài, bà Theresa Jimmie Cross lại là một người mẹ tuyệt vời, luôn hết lòng yêu thương và chăm chỉ làm việc để nuôi nấng 6 đứa con (3 trai 3 gái) của 5 cuộc hôn nhân khác nhau. Chỉ khi cánh cửa ngôi nhà khép lại, con người thật của người đàn bà này mới bắt đầu lộ rõ.

Người chồng đầu tiên bị chính tay bà bắn chết khi cãi vã. Những người đàn ông khác cũng bỏ đi vì không chịu nổi tính ích kỷ và điên rồ của bà. Cũng từ đó, bà tìm tới rượu và hành hạ các con.

6 đứa trẻ như sống trong địa ngục. Hầu hết chúng không được học qua lớp 8. Chúng bị cấm giao du, quan hệ với bất cứ ai bên ngoài. Điện thoại và mọi phương tiện liên lạc trong nhà cũng đều bị cắt. Một người bạn thời thơ ấu của nạn nhân Suesan sau này tiết lộ rằng từng chứng kiến người bạn của mình hoảng loạn khi xe buýt của trường chạy chậm vài phút vì cô bé sẽ bị đánh do về muộn.

Nhưng người khác chỉ nhìn thấy mặt nổi của tảng băng chìm. Những bí mật đen tối nhất của gia đình này vẫn được giấu kín.

………

Đứa con “đáng nguyền rủa”

………

Theo lời Theresa Marie Knorr, mẹ của họ luôn ghen tị với hai chị của mình vì cả hai đều đang ở độ tuổi thiếu nữ và rất xinh đẹp trong khi bà Theresa phải đối mặt với viễn cảnh già nua và mất đi vẻ bên ngoài.

Ngoài ra, riêng Suesan rất gần gũi và thân thiết với Chester Harris, người chồng cuối cùng của bà và người mẹ này cho rằng Suesan bị người đàn ông này nhồi nhét những ý nghĩ để chống lại mình. Bà thường xuyên đay nghiến, đánh đập và tra tấn Suesan bất kể cô bé làm đúng hay sai.

Không chịu nổi người mẹ, Suesan bỏ trốn khỏi nhà. Nhưng chẳng được bao lâu thì cô bị bắt lại và gửi cho trung tâm điều trị tâm thần. Suesan cố kể với nhân viên trung tâm về cuộc sống gia đình đen tối của mình, về những trận bạo hành mà bà mẹ dành cho lũ trẻ. Tuy nhiên, bà Theresa phủ nhận toàn bộ điều cô bé nói. Cộng với việc ai cũng nghĩ rằng bà Theresa rất yêu thương các con nên đã đồng ý cho đưa Suesan về nhà điều trị.

………

Cuộc sống mong manh

Càng ngày càng “ngứa mắt” với cô con gái đang tuổi lớn, năm 1982, bà Theresa lại ép Suesan phải tăng cân để trở nên béo phì và xấu xí. Chịu đựng quá nhiều sự hà khắc và giờ là một mệnh lệnh hết sức vô lý, Suesan cương quyết phản đối và còn nói ra hết những bức xúc trong lòng. Trận cãi vã lên đến đỉnh điểm và trước khi những đứa trẻ khác hiểu chuyện gì đang xảy, chúng nghe thấy tiếng súng nổ vang lên.

………

Sợ hãi, những đứa trẻ trở nên hoảng loạn và nghĩ đến việc gọi cấp cứu hoặc cảnh sát đến trợ giúp. Tuy nhiên, người mẹ độc ác cấm chúng làm điều này nếu không muốn là kẻ tiếp theo như Suesan. Sau đó, Theresa ra lệnh bế Suesan vào phòng tắm và đặt cô trong bồn tắm.

May mắn viên đạn chỉ nằm ở phần mềm nên không thể giết chết được cô bé nhưng lại nằm quá sâu. Theresa quyết định để viên đạn nằm nguyên trong người Suesan, chỉ băng bó bằng gạc và băng. Các chị em khác được cắt cử chăm sóc Suesan. Vài tháng sau, cô gái trẻ dần bình phục.

Tháng 11/1983, bắt đầu bị hàng xóm nghi ngờ, Theresa và các con chuyển đến một căn hộ ở thành phố Sacramento, California. Tưởng rằng sau những biến cố xảy ra, cuộc sống của gia đình sẽ bớt ngột ngạt đi phần nào. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm sau, vào tháng 7/1984, Suesan lại tiếp tục cãi nhau gay gắt với mẹ.

………

Vài tuần sau, Suesan thẳng thắn đề nghị được ra ở riêng. Điều đáng ngạc nhiên là bà Theresa dễ dàng đồng ý với quyết định của Suesan. Nhưng bà ra điều kiện Suesan phải để bà lấy viên đạn ra khỏi người trước khi ra đi bởi không muốn gặp rắc rối sau này. Suesan buộc phải đồng ý.

Ca phẫu thuật kinh hoàng

Không có bác sỹ, không có thuốc men và các dụng cụ chuyên dụng, tự bà Theresa và những đứa trẻ sẽ là người mổ để lấy viên đạn. Ca phẫu thuật diễn ra ngay trên sàn nhà bếp.

………

Cuộc sống trong căn nhà những ngày sau đó càng trở nên ảm đạm. Những đứa trẻ còn lại sống vật vờ như cái xác không hồn trong nỗi sợ hãi lúc nào cũng thường trực. Thế nhưng, câu chuyện về tội ác của bà mẹ độc ác này vẫn chưa kết thúc ở đó.

Kế hoạch ghê tởm

Năm 1985, những đứa trẻ ngày càng lớn lên, chi tiêu cũng tăng hơn trong khi người mẹ ngày càng sa vào nghiện rượu khiến kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, số tiền hỗ trợ của chính phủ tuy không nhỏ nhưng không đủ để duy trì cuộc sống.

Lúc này, nhìn vào những đứa con lúc nào cũng nem nép vì sợ hãi, bà mẹ bỗng chú ý đến cô con gái lớn là Sheila Gail Sanders. 20 tuổi, Sheila đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người nhưng luôn bị nhốt trong nhà. Trong đầu người mẹ bỗng nảy lên một kế hoạch mà bà cho là tuyệt vời.

………

Cái chết tức tưởi

………

Sau cái chết của Sheila, bà Theresa không còn bình tĩnh được như lần đầu mà thường xuyên lo sợ bị phát hiện. Ngày 29/9/1986, bà thu dọn hành lý, đồ đạc rồi đốt cháy căn nhà, xóa đi mọi dấu vết. Những người xung quanh đều nghĩ đây là một vụ tai nạn.

Chuyển tới nơi ở mới, số phận của những đứa trẻ còn lại cũng không khá hơn xưa, vẫn sợ hãi và lặng lẽ thậm chí còn hơn trước. Trong khi đó, căn nhà lúc nào cũng sặc mùi rượu còn người mẹ vẫn luôn kè kè khẩu súng bên cạnh.

Theo các chuyên gia tâm lý, những gì trải qua trong tuổi thơ của một đứa trẻ có thể ảnh hưởng nhiều đến tính cách của chúng khi lớn lên. Điều này có lẽ đúng với Theresa. Người đàn bà này không chỉ có tuổi thơ nhiều sóng gió mà còn gặp phải số phận hẩm hiu khi trưởng thành khiến Theresa trở nên nhẫn tâm và điên dại.

Tuổi thơ sóng gió

Theresa Jimmie Cross sinh ngày 12/3/1946 ở Sacramento, California, Mỹ. Người cha, Jim Cross, là quản lý một xưởng sản xuất phô mai còn người mẹ, Swannie Gay Cross, làm việc tại công ty gỗ.

Điều kiện kinh tế gia đình khá giả, lại là em út trong số 4 anh chị em, Theresa được bố mẹ hết mực chiều chuộng. Tuy nhiên, theo những người quen biết với gia đình Cross, Theresa là một cô bé khó gần, kiêu căng và đặc biệt hay ghen tị với người chị gái Rosemary của mình. Nếu không “chiến đấu” với lũ trẻ con hàng xóm thì Theresa cũng sẽ bắt nạt chị gái Rosemary và giành sự chú ý từ mẹ. Theresa đặc biệt rất yêu mẹ mình.

Nhưng cuộc sống gia đình Cross không yên ả được bao lâu. Đến đầu những năm 1950, nhiều biến cố bất ngờ đổ sập xuống nhà Theresa. Ông Jim Cross đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị đột quỵ. Căn bệnh parkinson đã cướp đi khả năng lao động của người đàn ông trụ cột gia đình.

Từ một người đàn ông “thét ra lửa”, giờ đây ông Jim Cross phải nằm ở nhà, sống phụ thuộc vào khoản thu nhập nhỏ của vợ đã khiến ông biến thành con người khác hẳn. Jim Cross thường xuyên cáu bẳn, quát tháo vợ con. Gánh nặng kinh tế dồn vào vai bà Swannie Gay Cross.

Ngày 2/3/1961 là ngày thay đổi toàn bộ cuộc đời cô bé Theresa. Khi hai mẹ con đang cùng đi đến một cửa hàng tạp hóa thì bà Swannie đột nhiên ngã quỵ và chết trong tay Theresa. Nguyên nhân cái chết sau đó được xác định là suy tim sung huyết.

Sau cái chết của mẹ, Theresa gần như rơi vào trạng thái trầm cảm và hoảng loạn. Bố cô không còn khả năng tài chính, ngôi nhà và nhiều tài sản khác dần dần đều bị bán đi. Tận mắt chứng kiến mẹ chết trên tay mình cùng với cuộc sống bị đảo lộn sau đó đã khiến Theresa suy sụp và mắc chứng bệnh tự kỷ. Theresa bắt đầu chìm đắm trong men rượu ngày này qua ngày khác.

Những biến cố liên tiếp

Khi Theresa đang loay hoay mất phương hướng thì người đàn ông đầu tiên bước vào cuộc đời cô. Clifford Clyde Sanders lớn hơn Theresa 5 tuổi khi hai người lần đầu gặp nhau tại nhà của một người bạn chung.

16 tuổi, Theresa bỏ học để kết hôn, bất chấp sự khuyên bảo của thầy cô. Tuy nhiên, không lâu sau, cuộc hôn nhân bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt bắt nguồn từ tính chiếm hữu của Theresa. Cô kiểm soát, cấm đoán chồng làm mọi thứ.

Ngày 16/7/1963, Theresa hạ sinh đứa con đầu lòng của họ. Những mâu thuẫn lắng xuống một thời gian nhưng rồi lại tiếp tục bùng phát. Sanders không bao giờ được thoải mái trong chính căn nhà của mình và nếu không có việc Theresa mang thai lần thứ hai vào mùa xuân năm 1964 thì có lẽ anh đã bỏ nhà đi.

Nhưng rồi đỉnh điểm của cuộc xô xát giữa 2 người xảy ra vào đúng ngày sinh nhật của Sanders vào ngày 5/7/1964. Sanders quyết định rằng mình đã chịu đựng đủ. Ngày hôm sau, Sanders đóng gói túi của mình và nói với Theresa rằng hai người nên chia tay. Tuy nhiên, Sanders chưa bao giờ bước được qua cánh cửa, bởi Theresa đã chụp lấy khẩu súng và kết liễu chồng mình. Khi ấy, thai phụ mới chỉ 18 tuổi.

Tại phiên tòa xét xử người đàn bà dã man bắn chết chồng, Theresa dựng lên một tấn bi kịch gia đình để tự bào chữa cho bản thân. Cô khẳng định hành động bắn chồng chỉ là tự vệ và bảo vệ đứa con trong bụng vì chồng cô là một người đàn ông tệ bạc, rượu chè, bồ bịch, vũ phu.

Và trong sự phản đối của nhiều người, Tòa tuyên án Theresa vô tội.

Sau vụ án đầu đời, bà mẹ trẻ buồn chán và tuyệt vọng và tiếp tục làm bạn với rượu. Sau đó không lâu, Theresa đã gặp Estelle Lee Thornsberry và nhanh chóng nên duyên. Nhưng rồi mọi chuyện cũng kết thúc chỉ vài tháng sau khi Thornsberry phát hiện ra Theresa ngoại tình với người bạn thân nhất của mình.

Bản tính đa tình, Theresa lại gặp gỡ những người đàn ông khác nhưng họ đều lần lượt ra đi, không ai có thể chịu được người đàn bà này. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình Theresa và 6 đứa con trong căn nhà bẩn thỉu và tối tăm.

Tội ác bị phơi bày

Nhiều năm sau trôi qua, những đứa con của bà Theresa dần trưởng thành và nhận thức đầy đủ tội ác mà mẹ mình đã gây ra.

Người con trai lớn Howard, 26 tuổi chán ghét ngôi nhà và gia đình quyết định ra ở riêng. William, 24 tuổi chuyển đến ở cùng bạn gái. Cô con gái duy nhất còn sống sót là Terry tuy mới 16 tuổi nhưng cũng nhân cơ hội này nhất quyết theo các anh rời khỏi nơi địa ngục mà mình đã phải chịu đựng nhiều năm trời. Tất cả lần lượt bỏ đi trước sự bất lực của người mẹ vì giờ đây chúng đều đã lớn, chỉ có Robert Wallace Knorr, 19 tuổi còn ở lại sống cùng bà mẹ đã bắt đầu già yếu.

Sau khi chuyển ra ngoài, Terry cũng phải lăn lộn mọi nghề để kiếm sống. Tuy nhiên, cô gái trẻ cho biết dù có vất vả cực khổ như thế nào cũng cảm thấy sung sướng hơn cuộc sống trước đây.

Vài năm sau, cô kết hôn. May mắn có được một cuộc sống hạnh phúc bên chồng con, Terry càng cảm thấy ghê tởm và ám ảnh mỗi khi nhớ lại tuổi thơ nghiệt ngã và cái chết oan uổng của 2 chị mình. Cô quyết định nói ra tất cả bí mật mà không ai có thể tin rằng nó là sự thật. Ngay cả chồng Terry lúc này cũng mới được biết và tỏ ra đau đớn trước quá khứ mà vợ mình từng phải trải qua.

Được sự động viên của gia đình, cô đã gọi điện tới đồn cảnh sát tố cáo tội giết người của mẹ và 2 anh trai mình. Sau khi điều tra, xác minh, cơ quan điều tra xác định lời khai của Terry hoàn toàn trùng khớp với hồ sơ của hai vụ án bí ẩn và ra lệnh truy nã đối với bà mẹ độc ác cùng hai con trai, những người đã giúp phi tang xác chết.

Cái giá phải trả

Robert, một trong 2 người anh em trai có liên quan tới cái chết của 2 nạn nhân bí ẩn được tìm thấy trong nhà tù quận Nevada. Ngày 7/11/1991 do say xỉn, Robert nổ súng bắn chết một chủ quán bar ở Las Vegas và bị kết án 16 năm tù. William, đồng phạm còn lại bị cảnh sát bắt khi đang sinh sống và làm việc ở một khu ngoại ô Sacramento.

Trước cơ quan điều tra, cả 2 đều nhanh chóng khai nhận mọi chuyện đã diễn ra trong quá khứ vì cũng phải sống trong cảm giác tội lỗi nhiều năm trời.

Về phía bà Theresa, sau khi Robert bị bắt, bà vội vã chuyển tới thành phố khác để tránh sự chú ý của cảnh sát. Cơ quan điều tra phải mất khá nhiều thời gian mới lùng ra được tung tích của người đàn bà xảo quyệt này nhờ vào giấy phép lái xe bị tạm giữ trong một lần lái xe khi đang say rượu.

Khi cảnh sát ập đến, bà Theresa đã sắp xếp xong hành lý để chuẩn bị tẩu thoát sau khi nghe ngóng được thông tin về việc cảnh sát đang lật lại hồ sơ hai vụ án mạng.

Phiên tòa xét xử người đàn bà tự tay giết chết 2 con gái ruột của mình diễn ra ngày 15/11/1993 nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Ban đầu, Theresa một mực phủ nhận tội ác nhưng khi cả ba đứa con cùng chấp nhận ra làm chứng chống lại mình, bà mới cúi đầu nhận tội để xin được giảm án.

Cuối cùng, người mẹ độc ác phải chịu 2 án tù chung thân. Robert tiếp tục chịu án giết người và phải nhận thêm bản án 3 năm tù nữa. William do không đóng vai trò nghiêm trọng trong 2 vụ giết người nên được cho hưởng án treo. Vụ án khép lại nhưng cái chết oan uổng của hai thiếu nữ do chính mẹ mình gây ra vẫn gây ám ảnh với nhiều người.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!