Khi xưa, sông Cần Lố đổ nước vào sông Tiền tại vàm Doi Me. Cách đây hơn 100 năm, trước khi đổ nước vào sông Tiền, sông Cần Lố đổ nước vào rạch Cái Sao (Đình Trung) ở vàm Bà Bẩy (Thị Bẩy).
Vàm Bà Bẩy do sự tích sau đây:
Tương truyền rằng để dàn áp cuộc kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân ở Đồng Tháp Mười, bước đầu bọn Pháp chiếm đổn Doi, thiết lập Trưởng Án Cần Lố (sau là Doi Me). Chúng kiểm soát và khống chế sự đi lại của nghĩa quân và dân chúng từ Đồng Tháp Mười ra vùng Cao Lãnh. Từ Đồng Tháp Mười ra vùng Cao Lãnh phải đi ngang qua vàm Cần Lố. Nghĩa quân và dân chúng trong cùng mở một con đường mới.
Sông Cần Lố – chỗ vàm Bà Bẩy bây giờ – chỉ cách rạch Cái Sao bằng mấy cái mương cau của Bà Bẩy. Thay vì đi luôn đến vàm Cần Lố để đến Cao Lãnh, nghĩa quân và dân chúng phải chờ ban đêm từ bờ sông Cần Lố kéo xuồng qua mấy cái mương cau đến rạch Cái Sao rồi bơi đến Cao Lãnh. Đường này chẳng những gần hơn mà còn tránh được sự kiểm soát của giặc Pháp.
Vì rất nhiều xuồng ghe kéo qua kéo lại nên mấy cái mương cau của Bà Bẩy trở nên sâu và rộng dần, thâm vào đó nước sông Cần Lố chảy mạnh đổ vào làm cho chúng ngày một lở thêm.
Giặc Pháp phát hiện ra đường sông mới này, chúng liền mang quân tới phục kích. Một hôm chúng được bọn tay sai mật báo là có một toán nghĩa quân sẽ dùng xuồng di chuyển qua đây. Nhưng khi chúng kéo quân đến nôi thì chỉ cón thấy baong dáng thấp thoáng của hai mẹ con một nguòi đàn bà. Chúng liền đuổi theo bắt, nhưng hai mẹ con người nọ nhanh chân trốn thoát. Chúng bèn bắt Bà Bẩy tra khảo đánh đập tàn nhẫn, để mong tìm ra tung tích của toán nghĩa quân. Nhưng Bà Bẩy không khai báo điều gì. Sau một hồi tra tấn không có kết quả, chúng thay phiên nhau hãm hiếp Bà Bẩy cho đến chết.
Con nương ngày càng mở rộng trở thành một khúc sông nối liền sông Cần Lố với rạch Cái Sao.
Để ghi nhớ câu chuyện thương tâm về tấm lòng trung kiên của người phụ nữ Đồng Tháp Mười đối với nghĩa quân, dân chúng đã lấy tên Bà Bẩy đặt cho ngã ba sông nói trên.
(Theo lời kể của ông Sáu Hộ, 70 tuổi, ngụ ở đầu Cần Lố.)