Miễu Trời Sanh ngày nay là chùa Hòa Long cạnh khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuộc phường 4 (thị xã Cao Lãnh).
Thuở trước, khi vùng Cao Lãnh mới được khai phá, dân chúng chỉ tập trung ở ven sông. Phần đất còn lại là t¥rừng hoang cây cối rậm rạp, đầy thú dữ. Ngay như khu đất của ông Lê Văn Bường, cách sông Cao Lãnh chưa đầy một cây số mà vẫn còn là một vùng rừng rậm hoang vắng không có đường qua lại. Nhứt là các lung sậy cây cối um tùm, dây leo chằng chịt với nhiều cây xày cao vút, to đến hai ba người ôm.
Bỗng một hôm, có người đi kiếm củi về báo lại với ông Bường là ở lung sậy của ông, giữa mấy cây xày xuất hiện một việc lạ là các loại cây leo như dây giác, tơ hồng, tóc tiên, … cùng các loại cây nhỏ như chòi mòi, bông trang rừng, u mu, … mọc thành lùm cây như hình thù một cái am hay cái miễu.
Ông cho người tới xem, quả đúng như vậy: một cái miễu tự nhiên bằng dây leo xuất hiện bên cạnh cây xày, có cái bọng to tướng, chiếc chiếu trảo ra cũng chưa giáp. Chuyện lạ được đồn đại làm không ai dám bén mảng đến đây nữa.
Lúc bấy giờ ở Cái Dầu (xả Bình Thành) có một nông dân tên Để, gia đình vừa đủ ăn. Ông Để có mướn một đứa nhỏ hơn mười tuổi để chăn trâu.
Không hiểu sao bữa nọ, đứa nhỏ bị trâu chém chết. Ông Để sợ quá, bèn lập bàn hương án khấn vái: Trời Đất Phật hộ độ cho ông khỏi cảnh tù tội, ông nguyện sẽ xuất gia đầu Phật.
Sau đó, ông bị bắt giải về thành An Giang cùng với xác đứa nhỏ và cha mẹ nó. Trước cửa quan, ông Để thành thật khai báo và cha mẹ đứa nhỏ cũng bãi nại nên ông được tha.
Ý nguyện đã thành, trở về nhà, ông liền đến ngôi chùa gần đó để qui y. Nhưng sau đó ít lâu ông lại rời chùa này đi về miệt Cao Lãnh, rồi tình cờ tìm đến cái lung sậy của ông D)ường. Ông Để thấy cảnh vật ở đây kỳ lạ, u tịch nên ở lại tu hành. Ông chặt bớy cây cỏ bên trong cái Miễu bằng dây leo, dọn dẹp cái bọng cây xày để làm nơi thờ Phật và tu hành.
Từ đó, nơi đây đêm đêm vang lên tiếng chuông mõ làm dân chúng trong vùng rất ngạc nhiên. Nhiều người bạn dạn lần mò đến gần xem, thấy có khói bốc lên, biết là có người ở, mới dám đến tận nơi. Mọi người được ông Để kể lại lai lịch vì sao ông đi tu, lưu lạc đến đây, họ thấy ông thờ Phật trong tình cảnh hết sức thiếu thốn, ngay cả cái mõ cũng không có, ông phải dùng trái dừa khô bị chuột khoét để thay thế. Mọi người góp tay nhau dựng lên một cái am bằng lá, giúp ông Để có nơi tu hành, cái am này được ông Để đặt tên là “Thiên Sanh Miễu” (tức là Miễu Trời Sanh), còn ông Để lấy pháp danh là Chơn Hòa, nhưng mọi người vẫn gọi ông là đạo Để.
Tên miễu Trời Snh có từ đó.
Thiện nam tín nữ đến viếng chùa ngày một đông do đó cái am tre lá được thay thế bằng một ngôi chùa khang trang bằng gạch ngói. Cái miễu bằng cây xanh lần hồi bị phá để nới rộng sân chùa, và cái bọng cây xày ngày một nhỏ đi vì đất đắp sân chùa ngày một cao. Chùa mới được đặt tên là chùa Hòa Long, nhưng dân chúng vẫn quen gọi là chùa Miễu Trời SAnh.
Sau đó, ông đạo Để được mời về trụ trì một chùa ở Tân Đức (Cù lao Giêng) rồi mất ở đây.
Sau này chùa Hòa Long còn là nơi gặp gỡ của nhiều nhà yêu nước và cách mạng chống Pháp. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong thời gian ở Cao Lãnh cũng thường xuyên tới lui chùa, và lúc mất cụ cũng được an táng trên phần đất của chùa.
KHẢO DỊ
Theo lời của các vị cao niên khác trong vùng Cao Lãnh thì: Trong một đêm khuya thanh vắng nọ, dân chúng trong vùng nghe có tiếng mõ, tiếng cầu kinh vẳng lên từ cái lung sậy của ông Bường. Sáng ra, vài người bạo dạn lần đến tận nơi xem thấy có một ông đạo đang ngồi tu trong bọng cây xày, trong bọng còn có một cái miễu nhỏ tự nhiên bằng dây leo. Do đó mới có tên là MIỄU TRỜI SANH.