Sự tích cầu Thị Nghè

Ngày xưa, quan khâm sai Nguyễn Cửu vân có người con trai tên là Nguyễn Cửu Đàm và con gái là Nguyễn Thị Khánh.

Khi lớn lên, Nguyễn Cửu Đàm theo phò Nguyễn Phúc Chu. Năm 1772, được phong chức Điều Khiển nhờ có công đánh đuổi giặc Xiêm La xâm lược. Ông đã tham gia xây dựng một cái lũy gọi là Bán Bích cổ lũy, chạy dài từ sai đồi Cây Mai qua trường đua Phú Thọ vùng Hòa Hưng, bến tắm ngựa ga Tân Định đến Cầu Bôn để phòng ngự mặt trận tây nam Gia Định.

Ngoài ra ông còn lập một cái chợ nên dân chúng gọi là chợ Điều Khiển (tức chợ Thái Bình ngày nay).

Còn bà Nguyễn Thị Khánh sau là vợ một ông Nghè làm thơ lại trong thành Gia Định, nhà ở làng Thạnh Mỹ Tây cách thành Gia Định một con sông tên là Bình Trị Giang (tức Nghi Giang). Hàng ngày ông nghè phải sớm đội nón đi tối đội nón về. Bà không biết ông nghè xách nón đi đâu? Dẫu sao, bà nghè cũng không quan tâm đến việc đó vì bà hoàn toàn tin tưởng nơi đức tính của ông chồng. Nhưng có điều bà lo nhiều là mỗi khi đi làm việc quan, chồng bà phải đi đò sang sông, khi nắng ráo thì không nói gì, nếu gặp mưa to gió lớn, thì thật là vất vả và nguy hiểm. Bà rất lo ngại cho chồng khi đi làm việc và cũng không quên bà con trong thôn xóm, khi đi làm ăn, mau bán hoặc có việc phải sang sông là điều hết sức phiền phức.

Bà bèn xuất tiền mua vật liệu, huy động nhân lực, trông coi xây dựng một cây cầu bằng gỗ khá rộng và chắc chắn, xe ngựa có thể qua lại dễ dàng.

Cầu bắc xong, dân chúng gọi là cầu Bà Nghè, về sau gọi là Thị Nghè, rồi dần dần cái xóm nơi bà ở, con sông chảy ngang qua cũng được gọi bằng tên Thị Nghè.

error: Content is protected !!