Sự tích cái nóp

Ngày xưa, nói tới Đồng Tháp Mười là người ta nghĩ ngay đến một vùng có lác mênh mông, sình lầy nước đọng quanh năm, đầy muỗi, đỉa, rắn rít, … Nên đã lưu truyền câu nói:

Muỗi kêu như sáo thổi,

Đỉa lội lềnh tợ bánh canh.

Thiệt vậy, trước đây Đồng Tháp Mười muỗi nhiều vô kể. Do có cây mục nát trong nước tù hãm là môi trường tốt cho muỗi sanh sôi nẩy nở. Ngay cả ban ngày, hễ chỗ nào kín gió hay thiếu ánh sáng là muỗi tập trung dày đặc. Tiếng muỗi bay vang lên âm thanh như sáo thổi. Về đêm, không biết cơ man nào mà kể, chỉ cần huơ tay một cái là nắm được hàng chục con. Nhiều người nói rằng muỗi bay mát mặt, mát tay, muỗi như hốt trấu mà rải, như bão ở sa mạc.

Trời chạng vạng là phải vô mùng (cái lớn ở ngoài, cái nhỏ ở trong, cách nhau độ hai mươi phân, đề phòng khi ngủ quên để tay chân ra ngoài không bị muỗi chích). Trên bờ cũng phải ngủ mùng!

Nhưng không phải lúc bấy giờ người dân Đồng Tháp Mười ai cũng có mùng mà ngủ. Những người không có mùng phải đốt củi lá um khói để đuổi muỗi, có người phải ngủ “mùng gió” (ngồi trên xuồng bơi mạnh vài ba dầm cho có gió để xua muỗi đi, một lát sau muỗi bu tới lại bơi nữa, cứ như thế cho qua đêm). Có người phải ngủ “mùng nước” (nhận xuồng cho nước vào rồi nằm ngâm mình trong nước chừa đầu ra, chỉ có người khỏ mạnh mới dám ngủ theo kiểu này.

Những người đi khai hoang hoặc các nghĩa quân chống Pháp trong Đồng Tháp Mười xưa kia phải gánh chịu biết bao gian lao nguy hiểm – nhất là muỗi. Mặc dù muỗi đồng ít gây bi6nh sốt rét hơn muỗi rừng, nhưng vì quá nhiều, nên không có cách gì trừ, chúng có thể hút hết máu con bò trong một đêm. Nếu lỡ ngủ mà để cánh tay ra sát vách mùng, thì chúng cắm vòi vào mà hút máu đầy bụng, phóng uế rồi lại hút. Những con khác không có chỗ 9dậu, cắm vòi vào con trước mà hút, cứ như thế con này nối con kia dày như một sợi dây!

Thuở ấy, nghĩa quân không đủ cho mỗi người một cái mùng, phần lớn nghĩa quân có một tấm đệm (đương bằng gọng bàng) nửa nằm nửa đắp thay mền. Nhưng hai đầu còn trống, cón có chỗ cho muỗi bay vào. Muốn xua đuổi được chúng ít nhứt phải đốt đống un (dùng rơm rạ, trầu hay lá cây ẩm, vừa cháy vừa có khói) muỗi mới bay đi, nhưng đốt như thế thì lộ chỗ đóng quân. Một nghĩa quân mới nghĩ ra cách xép đội tậm nệm, lấy lạt dừa may kín hai đầu. Chui vào nằm trong đó, xem như có màn và có cả mền đắp mưa, không con muỗi nào vào được, có thể ngủ suốt đêm. Từ đó, mỗi nghĩa quân đều có một cái như vậy, gọi là cái “xếp”.

Khi thực dân Pháp tấn công Đồng Tháp Mười, một sĩ quan Pháp thấy “chiếc xếp” lấy làm lạ, hỏi tên thông ngôn. Tên này nghĩ rằng nếu nói là “cái xếp” thì trùng với tiếng “chef” (sếp) có nghĩa là người chỉ huy, e xúc phạm tới quan Tây, biết đâu tay sĩ quan này lại nghi ngở mình có ý xỏ xiên dám dùng chức vị “quan lớn” của nó để lót đít ngồi, nên hắn nói trại ra thành “cái nếp”.

Ít lâu sau, một tên thầy đội người Việt đóng đồn trong Đồng Tháp Mười tên là Nếp. Y cấm đồng bào không được dùng tên y để gọi “cái nếp”. Nên “cái nếp” được đổi thành “cái nóp” và gọi mãi cho đến ngày nay.

error: Content is protected !!